Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đông y cho con khi đang bị sởi, sử dụng thuốc kháng sinh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc có thành phần corticord vì sởi kỵ với chất này, trong khi thành phần này có ở rất nhiều loại thuốc.
 
 
PGS Tiến Dũng cho hay: Có hai nguyên nhân khiến bệnh nặng lên, một là do cơ địa và hai là virus. Nhiều trẻ khám tổng thể, không có bất cứ bệnh nền nào, nhưng điều trị sởi rất dai dẳng và thậm chí có trường hợp tử vong.
 
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, hiện Bộ Y tế giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM và các bệnh viện phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu về dịch sởi năm nay. Trong đó một nội dung quan trọng được đề cập là cân nhắc lịch tiêm chủng. Tiêm cho trẻ dưới 9 tháng là một sự thay đổi rất lớn, có thể phải tiêm nhiều mũi hơn. Quan trọng là phải quyết định đúng đắn. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi chiếm khoảng 11%.
 
Biến chứng lo ngại nhất được các BS cảnh báo, đó là biến chứng lâu dài có thể gặp. Đó là biến chứng viêm não bán cấp, đặc biệt là không có phương pháp điều trị, bản chất thường xảy ra muộn - có trường hợp xảy ra 10 năm sau khi trẻ mắc sởi.?Nguyên nhân là do virus sởi còn tồn tại và tạo chất miễn dịch, tấn công não, khiến trẻ tự nhiên thay đổi tính tình, hành vi. 
 
Các BS đưa ra lời khuyên, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đông y cho con khi đang bị sởi, sử dụng thuốc kháng sinh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của BS, không sử dụng thuốc có thành phần corticord vì sởi kỵ với chất này, trong khi thành phần này có ở rất nhiều loại thuốc. 
 
Không chỉ Hà Nội, TP HCM, các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Nam... cũng ghi nhận xu hướng gia tăng các ca mắc sởi. Trong đó, Hải Phòng có 80 ca mắc sởi, Thanh Hóa có 71 ca, Hà Nam có 29 trường hợp có biểu hiện sởi…
 
Theo KD&PL