Theo hồ sơ vụ án, anh P. (quê ở huyện Đông Hòa, Phú Yên) là sinh viên của một trường cao đẳng ở TP.HCM. Còn chị T. tốt nghiệp xong THPT thì học nghề tại Phú Yên. Cả hai yêu nhau và quyết định sẽ cưới nhau.
 
 
TAND TP. Tuy Hòa đã tiến hành xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 24 tháng tù giam. Nhưng gia đình chị T. đã kịp suy nghĩ lại nên cùng gửi đơn chống án xin cấp phúc thẩm “xem xét cho bị cáo được hưởng án treo”. Và trong thời gian chờ đợi phiên xử phúc thẩm diễn ra, anh P. và chị T. cũng đã đến cơ quan thẩm quyền đăng ký kết hôn. Hôn nhân của 2 người đã được pháp luật thừa nhận.
 
Cũng từ tình tiết này, TAND tỉnh Phú Yên nhận định hành vi của anh P. không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. Vì vậy, tòa đã tuyên phạt anh P. mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội hiếp dâm. Thật là một phen hú vía.
 
Luật xưa: Phạm tội hiếp dâm phụ nữ sẽ phải chịu án tử
 
Bộ luật Hồng Đức là một tên gọi khác của bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật), đây là một công trình pháp luật tiêu biểu được nhà Hậu Lê xây dựng, được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt nhất trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
 
Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng Bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật... Nhiều quy định của bộ luật tập trung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại.
 
Đặc biệt Bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia..
 
Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương.
 
Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết (Điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (điều 404).
 
Những điều đó đã đủ thấy rằng Bộ luật Hồng Đức đã được vận dụng vào công quyền Việt Nam và được xem là chuẩn mực của nền cổ luật nước ta qua nhiều triều đại; bên cạnh tính giai cấp nó còn mang tính nhân đạo, tiến bộ và tính dân tộc đặc trưng.                                       
 
Theo Người đưa tin