Giải quyết nhiều có nguy hiểm?
Cập nhật lúc 16:26, Thứ tư, 15/06/2011 (GMT+7)
Các cặp vợ chồng trẻ, những đôi lứa yêu nhau trót dại ăn trái cấm thường xuyên dẫn tới việc phải đi “giải quyết” hậu quả nhiều lần không hiểu rằng việc nạo phá thai có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và giống nòi. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Các cặp vợ chồng trẻ, những đôi lứa yêu nhau trót dại ăn trái cấm thường xuyên dẫn tới việc phải đi “giải quyết” hậu quả nhiều lần không hiểu rằng việc nạo phá thai có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và giống nòi.
Nhiều người chủ quan cho rằng đó chỉ là thủ thuật, là việc làm nhẹ nhàng, không ảnh hưởng nhiều, nhưng thực tế cho thấy không hoàn toàn như thế. Họ cho rằng hút thai rất đơn giản, chỉ như là làm biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nạo thai là tác động trực tiếp vào buồng tử cung, dĩ nhiên có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm khuẩn, viêm phần phụ, một số ít trường hợp thủng tử cung hay dính thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, chỉ khi nào trong tình trạng chữa cháy, hay “vạn bất đắc dĩ” không thể giữ thai lại được thì bạn mới nên nạo, hút hay phá thai vì nạo phá thai không an toàn có thể để lại hậu quả nghiêm trọng: sót nhau thai, chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng tử cung, dính lòng tử cung, vô sinh...
Tuổi vị thành niên mà nạo phá thai, mức độ mắc bệnh và biến chứng sau này còn nặng nề hơn rất nhiều. Bởi đa số các bạn thường có kiến thức không đầy đủ hay không đúng về thai nghén, khả năng có thai và hoạt động tình dục.
Hầu hết, vị thành niên khi có thai đều giấu gia đình, tự giải quyết hậu quả ở những cơ sở nạo phá thai bất hợp pháp, không bảo đảm an toàn nên dễ gây những biến chứng như đã nói trên.
Hãy nhớ rằng, phải tới các cơ sở y tế hợp pháp, các địa chỉ an toàn, có chất lượng để “giải quyết”. Cuối cùng, để tránh những hậu quả đáng tiếc không muốn có, bạn hãy trang bị những kiến thức về biện pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả.
Theo SK&ĐS