Vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhánh kênh nước đen trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM đang là đề tài gây bức xúc cho người dân nơi đây.

 

 

Chính quyền nỗ lực “cứu” các dòng kênh đen, nhưng các cơ sở như ABC vẫn thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường, biến dòng kênh đen thành “dòng kênh chết”. Ai có thể cứu được con kênh đó là câu hỏi lớn không lời đáp. Với nỗ lực, quyết tâm của mình, UBND phường Bình Hưng Hoà phải mạnh tay hơn nữa, quyết liệt kiến nghị cấp trên xử phạt nghiêm minh hơn nữa những cơ sở dệt nhuộm như ABC và các công ty gây ô nhiễm môi trường khác nằm dọc kênh nước đen. “Về lâu dài chắc chắn phải di dời cơ sở này ra khỏi khu dân cư để người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn, giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường” - ông Rắc cho biết thêm.

Theo phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (PC49) TP.HCM, qua kiểm tra địa bàn TP.HCM, phát hiện: có tới 90% doanh nghiệp sản xuất ngành dệt nhuộm trên ô nhiễm nguồn nước thải. Trong đó, có các ngành nghề liên quan đến hóa chất, ngành tái chế phế thải, luyện cán cao su, thuộc da, xi mạ điện, luyện kim, đúc, sản xuất thuốc lá, tẩy nhuộm vải sợi…là vi phạm nghiêm trọng nhất. Theo đó, trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa thì cơ sở ABC in, nhuộm, nằm ngay cạnh UBND phường Bình Hưng Hòa chừng 500m là điểm đen cần được xử lý nghiêm minh. Dư luận cũng đặt vấn đề vì sao lại có sự bất thường, khi cơ sở gây ô nhiễm môi trường lại tồn tại ngay cạnh trụ sở UBND phường. Các đơn vị in, nhuộm đang trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, làm cho “dòng kênh chết” nhanh hơn vẫn ngang nhiên tồn tại. Chẳng lẽ chính quyền lại bất lực, không thể xử lý triệt để nhưng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường? Thực tế, UBND phường có xử phạt cơ sở ABC và UBND Q.Bình Tân cũng đã xử phạt gần 13.000.000 đồng, nhưng "đâu lại vào đấy", doanh nghiệp lại tiếp tục vi phạm.

Hiện mỗi ngày TP.HCM có hàng chục nghìn tấn rác thải và nước thải xả ra các tuyến kênh rạch, sông ngòi, nhằm “giết chết” các con kênh rạch. Trong đó, những cơ sở gây ô nhiễm môi trường như cơ sở ABC vẫn “hiên ngang” tồn tại. Phải chăng, các cơ sở gây ô nhiễm đã “lờn thuốc”, hay cơ quan chức năng bất lực?.

 

Theo Người tiêu dùng

.