Ở Việt Nam, tầm bóp là cây dại mọc rất nhiều trong tự nhiên, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt.
 


Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ.

Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận.

Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae.

Đông y cho rằng, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả.

Ngoài ra tầm bóp có thể sự dụng như thuốc chữa các bệnh viêm họng, đau yết hầu, bệnh tiểu đường và ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng).

Công dụng và cách dùng

Lá cây tầm rất tốt cho dạ dày vì thế người ta hay cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn.

Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường.

Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30g cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

Trị tiểu đường: Rễ cây tầm bóp tươi ( 20 - 30g) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày./.
 

Theo VTC

.