Sáng nay, ngày 15/3, tại trường Đại học Y Hà Nội, chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vacxin covivac phòng bệnh COVID-19 do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu sản xuất đã chính thức triển khai tiêm thử nghiệm cho các tình nguyện viên tham gia.

Toàn bộ phần thực địa của chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac giai đoạn 1 được diễn ra tại Khu vực thử nghiệm lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội.

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu về chương trình vắc xin. 

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: “Tôi đề nghị các đơn vị triển khai cần nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật triển khai thử nghiệm lâm sàng vắc xin và theo dõi chặt chẽ sau tiêm đối với các tình nguyện viên. Bộ Y tế sẽ chỉ đạo và tổ chức Đoàn công tác giám sát toàn bộ quy trình triển khai nghiên cứu và xem xét kết quả giữa kỳ thử nghiệm giai đoạn 1 để phê duyệt triển khai giai đoạn 2 nhằm đảm bảo an toàn cho các tình nguyện viên tham gia”.

Theo thông tin ghi nhận, có 120 tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và được chia thành 5 nhóm để tiêm với các mức liều khác nhau.

leftcenterrightdel
 Các tình nguyện viên được tuyển chọn và sàng lọc kĩ càng.

Trong buổi tiêm sáng ngày 15/3, có 6 người tình nguyện viên đã được tiêm mũi đầu tiên (vắc xin hoặc giả dược ). Sau khi tiêm mũi đầu tiên, các tình nguyện viên sẽ được lưu lại tại khu vực thử nghiệm lâm sàng trong vòng 24h để các bác sĩ theo dõi, phát hiện xử lý kịp thời nếu có các biến cố bất lợi xảy ra.

Theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học - công nghệ (Bộ Y tế), theo quy định, tất cả các đối tượng tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin đều được mua bảo hiểm y tế.

leftcenterrightdel
 1 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin trong sáng 15/3.

Ông Quang cho biết thêm rằng, trong thử nghiệm vắc xin Covivac, phía IVAC đã mua bảo hiểm cho tất cả đối tượng với tổng tối đa mức trách nhiệm cho cả đợt nghiên cứu này là khoảng 40 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Sau khi tiêm xong, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi sức khỏe sát sao để đảm bảo an toàn cho họ một cách cao nhất.

Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, đến thời điểm hiện tại, vắc xin Covivac đã trải qua 7 tháng nghiên cứu. Đặc biệt, đối với biến chủng virus SARS-CoV-2 mới được ghi nhận ở Anh và Nam Phi, vắc xin cũng bước đầu cho thấy được khả năng bảo vệ.

Viết Niệm - Vũ Tính