Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm dịp cuối năm
Cập nhật lúc 23:57, Thứ năm, 12/11/2015 (GMT+7)
Những tháng cuối năm, lượng tiêu thụ gia cầm sẽ tăng mạnh, vì thế nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất có thể xảy ra. (Cục Y tế Dự phòng, dịch cúm gia cầm, cảnh báo, bùng phát)
Những tháng cuối năm, lượng tiêu thụ gia cầm sẽ tăng mạnh, vì thế nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất có thể xảy ra.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện ngăn chặn nhập lậu qua biên giới, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm không để lây lan sang người.
Đồng thời, chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do vi rút, đặc biệt các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh để phát hiện sớm các chủng vi rút cúm độc lực cao, đồng thời triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh cúm, vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, chỉ ăn thịt gia cầm, các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi có các biểu hiện hoặc dấu hiệu của bệnh cúm cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị…
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9) vẫn liên tục ghi nhận tại Trung Quốc, Lào, Campuchia. Từ đầu năm đến nay, tại Trung Quốc đã ghi nhận 04 trường hợp mắc cúm A(H5N6), 05 trường hợp mắc cúm A(H5N1) và 02 trường hợp mắc cúm A(H7N9). Năm 2015, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9) trên người, tuy nhiên đã ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1), A(H5N6) trên đàn gia cầm tại một số tỉnh.
Theo Khám phá
.