Cách dùng than hoạt tính khi ngộ độc thực phẩm
Cập nhật lúc 15:43, Thứ ba, 01/04/2014 (GMT+7)
Than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… Tuy được coi là thuốc rẻ tiền nhưng nó lại luôn được xem là thuốc đầu tay trong cấp cứu ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong điều trị và xử lý ngộ độc nấm độc. Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố "Hướng dẫn sử dụng than hoạt tính trong phòng chống ngộ độc thực phẩm". Xin giới thiệu để bạn đọc biết và tham khảo. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… Tuy được coi là thuốc rẻ tiền nhưng nó lại luôn được xem là thuốc đầu tay trong cấp cứu ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong điều trị và xử lý ngộ độc nấm độc. Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố “Hướng dẫn sử dụng than hoạt tính trong phòng chống ngộ độc thực phẩm”. Xin giới thiệu để bạn đọc biết và tham khảo.
giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc ngay.
Than hoạt tính không độc nhưng lưu ý tác dụng phụ của các thành phần của thuốc khác khi sử dụng dạng biệt dược, vì vậy cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hoặc tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc. Nếu uống quá nhiều than hoạt tính có thể gây táo bón, làm buồn nôn, nôn mửa.
Không nên dùng thường xuyên, lâu dài
Không nên dùng than hoạt tính thường xuyên và lâu dài vì khi uống, trong đường tiêu hóa than hoạt tính không chỉ liên kết các chất độc mà còn làm giảm tác dụng của nhiều chất có lợi trong cơ thể (các men, vitamin, axit amin...).
Không uống than hoạt tính cùng một lúc với các thuốc khác mà nên uống cách nhau khoảng 2 giờ, do thanh hoạt tính có thể hấp phụ loại thuốc dùng chung, dẫn đến làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu và làm thuốc kém tác dụng.
Không dùng trong trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Theo SK&ĐS