Mùa hạ tới, trời nắng nóng, nhiệt độ trung bình khá cao và tình hình mưa lớn trên diện rộng là môi trường lý tưởng cho các loại côn trùng phát triển. Khi bạn đi du lịch hay thậm chí ở ngay trong chính ngôi nhà của mình, những loại côn trùng như kiến ba khoang, bọ xít hút máu, rận rệp, ong đốt hay đơn thuần là kiến lửa đốt có thể là nỗi kinh hoàng của nhiều người bởi những tổn thương do nọc độc của côn trùng gây ra. Tuy nhiên, khi biết xử trí những tình huống này một cách hợp lý, những tổn thương này sẽ giảm đi đáng kể.

 

Những khu vực trũng sau cơn mưa lớn như ao tù, nước đọng là môi trường lý tưởng cho lăng quăng, bọ gậy và muỗi phát triển. Nguồn: Internet
Những khu vực trũng sau cơn mưa lớn như ao tù, nước đọng là môi trường lý tưởng cho lăng quăng, bọ gậy và muỗi và các loại côn trùng khác phát triển. Chúng thường phát tán vào nhà, ẩn nấp trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ. Nguồn: Internet

 

Hãy sát trùng sạch vết thương / vết cắn để làm giảm triệu chứng sưng, đau
 
Được biết, hầu hết khi mọi người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều sẽ gây ra một phản ứng nhất định. Các phản ứng có thể gặp là ngứa, khó chịu, nổi mề đay thậm chí có thể có những phản ứng mạnh hơn với chất độc của côn trùng như đau nhói, châm chích tại chỗ, nổi bọng nước, sưng đỏ, tấy, mưng mủ... 

 

Hãy lưu ý rằng rửa và sát trùng sạch nơi bị côn trùng đốt sẽ giảm được các triệu chứng tổn thương do côn trùng đốt gây ra. Nguồn: Internet
Hãy lưu ý rằng rửa và sát trùng sạch nơi bị côn trùng đốt sẽ giảm được các triệu chứng tổn thương và đau nhức. Nguồn: Internet

 

Bác sĩ khuyến cáo rằng trong tủ thuốc của mỗi gia đình nên dự phòng sẵn cồn 70 độ (hoặc cồn 90 độ), mỡ Gentrison (corticoid), mỡ Phenaegan để xử trí khi bị côn trùng đốt.
 
Khi phát hiện bị côn trùng cắn, hãy thực hiện đúng theo các bước sau:
 
Bước 1: Khi bị côn trùng đốt, việc đầu tiên cần rửa sạch vết đốt bằng cồn hoặc ít nhất là nước sạch. Bước đầu tiên này là vô cùng quan trọng, bởi côn trùng đốt người sẽ thường để lại chất thải/chất bẩn trên da người. Nếu không rửa sạch, sát trùng vết thương ngay, chất thải này sẽ thường có ấu trùng, và nó sẽ di chuyển, tìm cách bò đến vết đốt, chui qua đó vào máu và gây sốt. Đó chính là lý do bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt, thậm chí kiến lửa bình thường đốt với số lượng vết đốt lớn cũng có thể bị sốt. Vì vậy, hãy chú ý dùng cồn rửa sạch để loại bỏ những chất bẩn và ấu trùng trên da.
 
Bước 2: Hãy bôi thuốc corticoid ngày từ 4 – 6 lần và bôi mỡ Phenaegan ngày từ 8 – 10 lần xen kẽ nhau. Trong bước này, điều quan trọng là cần phải bôi và miết mạnh thuốc ở vùng bị đốt đến khi nào thuốc khô thì khi đó, sự thẩm thấu của thuốc sẽ tốt hơn, sẽ giúp làm giảm triệu chứng ngứa, đau và giảm nguy cơ gây viêm nhiễm. Chú ý rằng các bạn không nên gãi hay chà xát vì nó có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Các triệu chứng này có thể sẽ tự hết sau vài giờ mà không cần sự tác động nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn và có các triệu chứng ngứa nhiều, đau nhức, vùng sưng đỏ lan rộng, chúng ta cần có cách xử lý an toàn.
 
Không nên gãi hay chà xát vì nó có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Nguồn: Internet.
Không nên gãi hay chà xát vì nó có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Nguồn: Internet.
 
Trong trường hợp bị ong hoặc kiến ba khoang đốt, với những người bị đốt ít thì có thể ở nhà sơ cứu theo hướng dẫn mà không cần đến viện. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn như có từ 10 nốt đốt trở lên thì nên bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem ong có nọc độc gây ảnh hưởng cho sức khỏe hay không. Trong trường hợp nổi mề đay, ngứa ngáy thì có thể uống thêm thuốc chống dị ứng để ức chế cảm giác khó chịu.
 
Và quan trọng nhất, hãy cố gắng sử dụng các biện pháp phòng tránh côn trùng đốt để tránh gặp phải những rắc rối cho sức khỏe của bạn. Các gia đình cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nhà cửa, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những vị trí nhiều cây, kênh mương, ao hồ ở gần nhà ở. Tránh tiếp xúc với côn trùng bằng cách lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ và cửa ra vào, kiểm tra quần áo trước khi mặc và giường chiếu trước khi nằm. Để tránh nguy hiểm đến tính mạng khi bị côn trùng đốt, cắn cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, nhất là với người cao tuổi và suy giảm miễn dịch.
 
 
Thùy Hương (t/h)