Nếu bạn nhận lại khá nhiều kết quả tốt từ việc lập danh sách các việc phải làm mỗi ngày thì bạn sẽ còn nhận được thành quả lớn hơn nhiều từ việc thêm vào danh sách những điều không nên làm.

 

ảnh minh họa
ảnh minh họa
 
Mỗi ngày, hãy cam kết nói không với:
 
1. Kiểm tra điện thoại trong khi đang nói chuyện với ai đó.
 
Bạn vừa làm vậy. Bạn vừa chơi trò: “Đó là điện thoại của bạn phải không? À, chắc là của tôi rồi”. Bạn vừa thử điều mà bạn nghĩ là kín đáo, nhưng thật ra là một cái liếc nhìn xuống quá rõ ràng. Bạn vừa hành động như thể “Chờ đã, để tôi trả lời tin nhắn này…”
 
Thậm chí bạn còn không thèm nói “Chờ đã”. Bạn chỉ đơn giản là ngừng nói, ngừng chú ý, và hành động như vậy.
 
Bạn muốn nổi bật? Muốn trở thành người mà mọi người đều yêu quý vì họ khiến bạn cảm thấy bạn như là người quan trọng nhất trên thế giới khi họ đang nói chuyện với bạn? 
 
Dừng ngay việc kiểm tra điện thoại của bạn. Có thể bạn không chú ý vì bạn không quá để tâm đến việc đó. Nhưng những người khác? Họ lại để ý.
 
2.Làm nhiều việc cùng lúc trong một cuộc họp 
 
Cách đơn giản nhất để trở thành người thông minh là trở thành người tập trung nhất trong cuộc họp.
Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì mình có thể học được, về chủ đề của buổi họp và từ những người tham dự nếu bạn dừng làm nhiều việc cùng lúc và bắt đầu chú ý kĩ hơn. Bạn sẽ xác định rõ và hiểu những chủ điểm còn chưa rõ, bạn cũng sẽ phát hiện ra cơ hội để xây dựng những mối quan hệ, hay có thể tìm ra cách để khiến bạn trở thành “cánh tay” không thể thiếu được đối với những người quan trọng.
 
Điều này thật dễ dàng vì bạn sẽ là người duy nhất thử nó. Và bạn sẽ là người duy nhất thành công trên nhiều khía cạnh khác nhau.
 
3. Nghĩ về những người mà bạn cho rằng họ không tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của bạn.
 
Tin tôi đi: Dân cư của hành tinh Kardashian vẫn sống tốt nếu không có bạn.
 
Nhưng gia đình, bạn bè, nhân viên - tất cả những người thực sự có ý nghĩa với bạn- thì không. Hãy dành thời gian và chú ý đến họ.
 
Họ là những người xứng đáng được nhận nó.
 
4. Sử dụng nhiều dạng thông báo.
 
Bạn không cần biết ngay lập tức khi bạn nhận được một email, một tin nhắn hoặc một dòng tweet. Hay bất cứ thứ gì khác mà xuất hiện trên điện thoại hay máy tính của bạn.
 
Nếu thứ gì đó là đủ quan trọng để làm với bạn, thì nó cũng đủ quan trọng để bạn làm nó mà không gián đoạn. Tập trung vào điều mà bạn đang làm quan trọng hơn rất nhiều so với tập trung vào những điều mà người khác có lẽ đang làm.
 
Họ có thể chờ. Nhưng bạn, và những gì thật sự quan trọng với bạn, thì không thể.
 
5. Để quá khứ điều khiển tương lai.
 
Những sai lầm mang lại giá trị. Hãy học hỏi từ sai lầm ấy và rồi quên chúng đi.
 
Nói thì dễ hơn làm ư? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn. Khi một điều gì đó diễn ra không như ý, hãy để nó trở thành một cơ hội để học một điều gì đó bạn không biết -- đặc biệt về chính bản thân bạn.
 
Khi vì một ai đó mọi chuyển trở nên tồi tệ, hãy để nó trở thành một cơ hội để trở nên khoan dung, tha thứ và thông cảm.
 
Quá khứ tôi luyện nên con người. Quá khứ có thể cho biết thông tin nhưng không thể định nghĩa con người bạn - trừ khi bạn muốn vậy.
 
6. Chờ đợi cho tới khi bạn chắc chắn mình sẽ thành công
 
Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chắc chắn bạn sẽ thành công ở một lĩnh vực mới mẻ mà chỉ có thể chắc chắn bạn sẽ cống hiến hết mình cho một điều gì đó.
 
Và bạn cũng có thể chắc chắn bạn sẽ thử lần nữa nếu thất bại.
 
Đừng chờ đợi. Bạn có rất ít thứ để mất hơn là bạn nghĩ. Hãy hành động, biết đâu đó thành công sẽ đến với bạn.
 
7. Nói xấu sau lưng người khác
 
Nếu chỉ trung tâm của những chuyện ngồi lê đôi mách (Và cũng như những người thích buôn chuyện), thì bạn sẽ chỉ nhận lại là sự nói xấu sau lưng của người khác mà thôi.
 
Dành thời gian của bạn cho những cuộc nói chuyện “bổ ích”. Bạn sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn, và được tôn trọng hơn.
 
8. Nói “có” khi ý của bạn thực sự là “không”
 
Từ chối một lời đề nghị từ đồng nghiệp, khách hàng hay thậm chí bạn bè thật sự rất khó. Nhưng hiếm khi nói “không” lại trở nên tồi tệ như bạn nghĩ. Hầu hết mọi người sẽ hiểu và nếu họ không hiểu, bạn có nên quan tâm về những điều họ nghĩ?
 
Khi bạn nói "không", ít nhất bạn sẽ chỉ cảm thấy tồi tệ trong chốc lát. Khi bạn nói “có” với điều gì đó bạn thực sự không muốn làm, bạn sẽ cảm thấy tồi tệ trong một thời gian dài - hay ít nhất trong thời gian bạn làm những điều bạn đã không muốn làm ngay từ đầu.
 
N.T.Huyền
(Theo Inc.com)