Về di tích Lăng miếu Dương Bình Vương
Cập nhật lúc 11:15, Thứ sáu, 16/09/2016 (GMT+7)
(BVPL) - Vừa qua, Hội đồng họ Dương của Việt Nam đã tổ chức lễ hô thần nhập tượng và cắt băng khánh thành Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha tại làng Thành Đạt - xã Thiệu Long - huyện Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa với hàng ngàn khách thập phương cùng con cháu họ Dương cùng về dự.
Dương Đình Nghệ có 4 người con (Dương Nhất Kha, Dương Nhị Kha, Dương Tam Kha và Dương Hậu (Dương Thị Như Ngọc vợ của Ngô Quyền). Thời Khúc Thừa Dụ Dương Tam Kha là một trong bộ tướng tài giỏi. Năm 931, trong đoàn quân của Dương Đình Nghệ tiến quân ra Bắc đánh đuổi quan Nam Hán, Dương Tam Kha là Tướng tiên phong. Từ năm 905 đến năm 938 ông đã đưa quân đi đánh Nam dẹp Bắc giành lại tự chủ cho nước nhà sau 1.000 năm Bắc thuộc. Từ năm 945 đến 950 ông xưng vương, có tên gọi là Dương Bình Vương.
Tương truyền rằng “mộ của ông được an táng trên ngọn đồi hình con voi” trên giải đất ven sông của huyện Thiệu Hóa ngày nay. Nhưng đã bị mất dấu tích, và trên một ngàn năm qua vùng đất chôn cất mộ ông cũng bị san bằng...
Năm 2011, có một gia đình tại thôn Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa làm nhà nhưng đêm đến các thành viên trong gia đình này đều có chung một giấc mơ “nghe tiếng ngựa hú” ồn ào không ngủ được. Câu chuyện li kỳ đó đã nhanh chóng lan truyền trong dân gian…. Ngôi nhà này sau đó được khai quật và xác định đây là mộ của Dương Bình Vương. Năm 2013, Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã đầu tư xây dựng khu lăng mộ và khu miếu thờ. Di tích Lăng Miếu Dương Bình Vương xây dựng theo kiến trúc cổ vào thế kỷ thứ X, khang trang, bề thế mang đậm phong cách Á Đông. Và là một địa chỉ du lịch tâm linh của nhiều du khách thập phương.
Di tích được hoàn thành là quá trình xã hội hóa của họ Dương Việt Nam, trong đó ông Dương Công Thuyên - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Việt Phú An (TP.HCM) tài trợ hơn 10 tỷ đồng để xây dựng.
Phạm Ngọc