Nhà ngoại cảm "huyền thoại" Phan Thị Bích Hằng từng nổi như cồn một thời đang phải đối mặt với rất nhiều những dấu chấm hỏi về khả năng "ngoại cảm" thực sự của mình trong việc tìm hài cốt liệt sĩ. Cùng với đó là những cáo buộc lừa đảo gia đình liệt sĩ. Nổi cộm là sự việc tìm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
 
 
Như vậy là liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ được biết là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn cấp bậc cụ thể như thế nào thì Bác không ghi rõ. Vậy việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng có phải là bà đã tự phong hàm cho tướng Kiên?
 
Cũng trong buổi hội thảo, bà Hằng còn nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bài thơ chữ Nhẫn: "5 năm trôi qua. Khi tôi đi tìm mộ tướng Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn sống. Khi tôi về, Đại tướng còn bắt tay hoan nghênh. Hôm nay, Đại tướng không còn, tôi không còn được bắt tay người và người cũng không còn nghe những báo cáo của tôi về việc tìm mộ liệt sĩ. Tôi rất đau buồn, đó là nỗi đau chung của dân tộc khi mất đi Đại tướng. Người đã dạy tôi có chữ nhẫn để yêu thương, có chữ nhẫn để vẹn toàn…
Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ “Nhẫn” đó trước mặt mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ “Nhẫn” đó giờ lại vang lên trong trái tim tôi".
 
Nhưng được biết, bài thơ mà người ta vẫn lưu truyền có đoạn như thế này:
 
Có khi nhẫn để yêu thương
 
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
 
Có khi nhẫn để vẹn toàn
 
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
 
Theo nhà báo Đào Tuấn, báo Lao động thì cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng. Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm.
 
Về việc này, người từng giúp việc cho Đại tướng là Đại tá Nguyễn Huyên cũng khẳng định Đại tướng không có bài thơ Nhẫn nào.
 
Theo Người đưa tin
.