Nhiều người đi lễ đang phỉ báng thần thánh
Cập nhật lúc 11:43, Thứ bảy, 22/02/2014 (GMT+7)
Thương mại hóa việc xin - cho ấn đền Trần, rải tiền lẻ, ném tiền, trèo leo ban thờ để tranh lộc ở các lễ hội được đánh giá là 'phỉ báng thần thánh'. (rải tiền lẻ, thương mại hóa lễ hội, Đền Trần Nam Định, quá tải lễ hội, phát ấn đền Trần, lễ hội)
Thương mại hóa việc xin - cho ấn đền Trần, rải tiền lẻ, ném tiền, trèo leo ban thờ để tranh lộc ở các lễ hội được đánh giá là 'phỉ báng thần thánh'.
Theo thống kê của các địa phương, lượng khách tham gia lễ hội Xuân vẫn tăng nhanh. Hội Chùa Hương (Hà Nội) đợt cao điểm mùng 1 đến mùng 10 Tết đón trên 300.000 khách, riêng ngày khai hội mùng 6 Tết đón gần 50.000 người; hội Yên Tử (Quảng Ninh) một ngày đón trên 300.000 khách và dự kiến năm nay đón 3 triệu khách; hội đền Trần (Nam Định) đón trên 100.000 khách; hội Phủ Dày đón trên 300.000, riêng đêm khai mạc chợ Viềng mùng 7 Tết đón khoảng 20.000 khách...
Công tác đảm bảo an ninh trật tự ở một số lễ hội được đánh giá chưa tốt, nạn ăn xin, cờ bạc, dùng người khuyết tật đi bán hàng tại Chùa Hương, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), đền Ông Hoàng Mười, đền Củi (Hà Tĩnh)... vẫn nhan nhản. Tình trạng xóc thẻ, lên đồng, khấn thuê... vẫn diễn ra ở Phủ Tây Hồ, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Mẫu (Lạng Sơn)...
Theo Bộ Văn hóa, dịch vụ đổi tiền lẻ còn diễn ra khá phổ biến một số lễ hội; tiền lễ ở một số nơi chưa được thu gom kịp thời; hiện tượng cài, giắt và xoa tiền lên tượng, rải, ném tiền lẻ lên kiệu rước, xuống giếng vẫn còn. Ý thức người tham gia lễ hội chưa cao, dẫn tới tình trạng chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa bãi. Việc tồn tại các hàng quán cạnh di tích, treo thịt gia súc, gia cầm sống gây phản cảm. Một số di tích, lễ hội trang trí nhiều đèn lồng Trung Quốc không phù hợp văn hóa Việt Nam.
Theo VnExpress
.