Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 22/ 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại xã Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, nơi an táng vua Lê Thái Tổ và là quần thể nhiều lăng, bia, mộ các đời vua Lê và Hoàng Hậu nhiều đời vua thời Lê sơ.

leftcenterrightdel
 Nhạc cụ đã được chuẩn bị trước của điện Lam Kinh ( Ảnh: PV)

Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa cho biết: Theo báo cáo của Ban quản lý di tích đặc biệt Lam Kinh thì từ rằm tháng 8 đến nay, mỗi ngày ước chừng vài, ba ngàn người từ mọi miền tổ quốc về đây dâng hương và vãn cảnh khu du lịch sinh thái Lam Kinh.

Năm nay, kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 589 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt. UBND tỉnh giao Sở VHTTDL Thanh Hóa phối hợp với UBND Thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân hợp thực hiện.

leftcenterrightdel
 Cây cầu bằng gỗ lim thời Vua Lê Lợi mới được khảo cổ tại khu di tích Lam Kinh 

Lễ hội diễn ra từ ngày 21, 22, 23/8 Âm lịch. Vào 8h00, ngày 22/8 ÂL (17/9/2022)  sẽ khai mạc chính Lễ tại sân rồng, Khu Di tích đặc biệt Lam Kinh.

Lễ dâng hương tại các địa điểm di tích: Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, thị trấn Lam Sơn; khu lăng mộ Vua Lê Thái Tổ; các Tòa Thái miếu tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân; đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc; Thái miếu Nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, tượng đài Lê Lợi (Lê Thái Tổ), thành phố Thanh Hóa.

leftcenterrightdel
 Các hình ảnh chuẩn bị phục vụ du khách những ngày Lễ hội Lam Kinh (Ảnh:PV)

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất xứ Thanh, góp phần phục hồi phát triển du lịch Thanh Hóa. Phương thức thể hiện theo hướng xã hội hóa trên cơ sở sử dụng các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống.

Trưng bày tư liệu, hình ảnh kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và trưng bày các tư liệu, hình ảnh giới thiệu về vai trò của Đông Kinh (tức Thăng Long) và Tây Kinh (tức Lam Kinh) dưới thời nhà Lê và giới thiệu các tư liệu, hình ảnh giá trị của khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh qua hệ thống dấu tích kiến trúc, vật liệu kiến trúc xây dựng và đồ dùng sinh hoạt.... 

leftcenterrightdel
 Rồng trước của Điện Lam Kinh (Ảnh: Đình Sỹ) 
Ông Vũ Đình Sỹ, Giám đốc BQL di tích đặc biệt Lam Kinh cho biết: Nếu so sánh với các di tích lịch sử, tâm linh khác trên phạm vi toàn quốc thì Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh có thể nói “đang ngủ” bởi chưa nhiều người biết đến và cảm nhận được sự uy nghi, hoành tráng của di tích lịch sử đặc biệt này đã được Nhà nước đầu tư hàng ngàn tỈ đồng từ vài chục năm trở lại đây để khôi phục sự nguyên sơ của di tích.
leftcenterrightdel
 

Điều trùng hợp ngẫu nhiên, những ngày gần Lễ hội Lam Kinh, ngay trên khu di tích xuất hiện đám mây giống hình rồng tại cửa điện Lam Kinh đã làm vùng đất địa linh lại càng linh thiên hơn....

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng đối với phát triển du lịch trên quê hương xứ Thanh, Ban quản lý di tích đặc biệt Lam Kinh đã quan tâm đến từng chi tiết trong việc bố trí trồng cây rừng, cây cảnh... và khẳng định “nói không với rác thải nhựa”, tạo môi trường sạch, cảnh quan đẹp và an toàn cho du khách.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Chùm ảnh du khách chục được vào ngày 17/8 âm lịch năm Nhân Dần (Ảnh: Đình Sỹ)

 

Phạm Ngọc