Công trình đền thờ Ngã ba Đồng Lộc tọa lạc trên núi Mác (bên cạnh tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc), do Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc phối hợp với Công ty TNHH MTV tôn tạo, phục chế công trình văn hóa Việt lập dự án đầu tư gồm 14 hạng mục, với tổng mức đầu tư là 43,7 tỷ đồng, bằng nguồn xã hội hóa. 

leftcenterrightdel
Tháp chuông và Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc 

Công trình với thiết kế 1 đền chính có diện tích xây dựng 370m2 gồm Tiền tế và Hậu cung; 115 bậc cấp lên đền thờ làm bằng đá xanh nguyên khối đục nhám mặt; tổng thể nội thất, đồ thờ; nhà hậu, nghi môn, am hóa vàng, sân đền, lan can, bình phong, cổng phụ, công trình vệ sinh, hệ thống bồn hoa cây xanh, hệ thống điện cấp thoát nước…

leftcenterrightdel
 Lễ cắt băng khánh thành công trình đền thờ Ngã ba Đồng Lộc.

Sau hơn 2 năm gấp rút thi công với tinh thần trách nhiệm cao của 10 nhà thầu, đến nay công trình đã chính thức hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc là công trình tri ân của thế hệ hôm nay đối với các bậc cha anh và các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc...

leftcenterrightdel
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thắp hương tưởng nhớ tại khu mộ 10 cô gái TNXP

Trước đó, vào tối 14.7, tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đại lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sĩ, cán bộ và người dân tử nạn ở Ngã ba Đồng Lộc.

Một số hình ảnh tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:

leftcenterrightdel
  Ngã ba Đồng Lộc hôm nay...(ảnh: flycam: Trần Phong)

leftcenterrightdel
 Ngã ba Đồng Lộc hôm nay là địa chỉ đỏ cho hàng triệu con người tìm về vinh quang quá khứ.

leftcenterrightdel
 Những năm 1964-1972, nơi đây bị đánh phá liên tục, phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại. Bình quân mỗi mét vuông đất nơi đây gánh trên 3 quả bom.

leftcenterrightdel
 Ngã ba Đồng Lộc...câu chuyện của những cô gái anh hùng.

leftcenterrightdel
 Di ảnh 10 nữ liệt sĩ TNXP- 10 đóa hoa bất tử tại Ngã Ba Đồng Lộc.

leftcenterrightdel
 Chiếc vali đựng quần áo, học bạ, sổ đoàn viên, sổ hát của chị Trần Thị Hường người được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả C522. Tất cả các kỷ vật của chị đã được người Cậu trao lại cho bảo tàng trong sự bịn rịn, nhớ nhung... 

leftcenterrightdel
 Kỷ vật chiếc đồng hồ của chị Võ Thị Hà, chiếc áo của chị Võ Thị Hợi... đều được cán bộ bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc cất công tìm đến nhà người thân để tìm hiểu và xin lại.  

leftcenterrightdel
 Những kỷ vật khác của hàng trăm, hàng ngàn cô gái, chàng trai khắp mọi miền Tổ quốc làm nên huyền thoại Đồng Lộc.

leftcenterrightdel
 

leftcenterrightdel
 Bức thư của đội trưởng Võ Thị Tần gửi mẹ và các em trước ngày 19/7/1968 được lưu giữ như một "tuyên ngôn" của thế hệ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

leftcenterrightdel
 Chiếc áo của các chị do người nhà cất giữ được trao lại cho bảo tàng trưng bày. Trong đó chiếc áo ở giữa là của chị Nguyễn Thị Xuân. Sau khi chị hy sinh, người em gái vẫn thường mặc chiếc áo của chị như vật gắn bó của mình. Trên áo vẫn còn nhiều vết ố do bùn bám. 

leftcenterrightdel
 Xoong cá kho dở chưa kịp ăn... nhận lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom các cô gái hăng hái lên đường để san lấp hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn...được đồng đội tìm thấy trong ngày các chị hy sinh. 

leftcenterrightdel
 Lọn tóc thề và chiếc lược là 2 kỷ vật về câu chuyện tình sắt son giữa nữ tiểu đội trưởng Võ Thị Tần và một chàng trai cùng quê trước khi anh lên đường nhập ngũ... nhưng lời hẹn ấy không bao giờ thành hiện thực. Kỷ vật đó được chàng trai cất giữ suốt nhiều năm trước khi trao lại cho bảo tàng. Với anh đó là những kỷ vật vô giá...  

Đặng Thùy