3 đêm rồi, 1h sáng, bên kia vẫn rộn ràng như nhạc hội từ Ôi đàn bà... cho đến... Đồi thông 2 mộ. Bên này, người sống cũng gần hấp hối.
 
 
Và thế là, mỗi khi trong khu phố có đám tang, chúng tôi chỉ biết chẹt cửa hoặc trốn qua nhà bạn, ra khách sạn tá túc vài đêm.
 
Người dễ ngủ chẳng có gì phàn nàn nhưng xóm tôi, dân công sở và sinh viên tá túc đông. Sáng ra gặp nhau, mắt thâm quầng, rũ rượi chả buồn chào nhau nổi một tiếng. Ai cũng chỉ có duy nhất một câu: Sao lâu đưa tang vậy?
 
Tôi và khu phố này có thể là những nhân chứng sống xác nhận bài viết của bạn Bảo Uyên, sinh viên năm 4, khoa Ngữ văn Pháp, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, người từng đăng đàn viết: "Theo tôi được biết thì theo quan niệm ở Nam Bộ, đám tang phải được tổ chức ồn ào, vui vẻ như thế để mong người thân của mình yên tâm ra đi, sớm siêu thoát; không bị nước mắt, không khí buồn thảm của gia đình, người thân làm lưu luyến cõi trần. Hơn nữa, nhạc lễ, từ xa xưa đã là một phần không thể thiếu của việc tang tế ở vùng đất Nam Bộ. Nhà văn Sơn Nam có viết, ở Nam Bộ thời xưa, những gia đình khá giả thường rước kép hát, ban nhạc đờn ca tài tử về diễn trong đám tang. “Đầu hôm cử nhạc buồn, giữa khuya, để đánh thức mọi người cho bớt buồn ngủ gục, chơi nhạc vui, nhưng không lố lăng”.
 
Vẫn biết là mỗi vùng miền, phong tục tập quán khác nhau nhưng những cảnh náo nhiệt, vui vẻ thái quá trong đám ma Sài Gòn bây giờ có còn đúng với phong tục truyền thống ban đầu của nó?".
 
Theo Báo đất việt
.