(BVPL) - Theo chuyện kể xa xưa, ở mạn sông Hồng có một gia đình quyền quý. Nhà này có một tiểu thư dung nhan cá lặn, nhạn sa, hoa nhường nguyệt thẹn. Hơn nữa, cô gái lại có tài cầm kỳ thi họa, tính tình trở nên kiêu hãnh. Cha mẹ nàng đã hứa gả nàng cho một anh học trò, con trai bạn đồng liêu, gia cảnh thật môn đăng hộ đối. Thế rồi, lễ cưới diễn ra linh đình vui vẻ.

 


Rồi ở khúc sông nọ, có một lão thuyền chài tuổi vừa thất thập, khí sắc còn tráng kiện, thường chở khách qua sông kiếm thêm tiền độ nhật. Khúc sông có tiếng là hung dữ, sóng gió thường nổi lên bất thình lình, đã gây nhiều vụ đắm thuyền dẫn đến chết người. Nhưng với kinh nghiệm sông nước lâu năm, lão biết chiều theo dòng nước xiết, men theo bờ, chèo chống ngược lên phía thượng lưu rồi cắt vát dòng sông sang ngang.

Một hôm có chàng bạch diện thư sinh vai mang lều chõng, từ bên kia tả ngạn muốn qua sông về Kinh đô ứng khoa thi hội.

Thư sinh chắp tay cung kính chào hỏi lão:

- Tiểu sinh có lời khấu kiến lão trượng. Phiền lão trượng đưa tiểu sinh sang đò lên kinh dự thi. Hết bao nhiêu tiền, tiểu sinh xin chu tất.
- Tiền bạc khỏi lo, thưa công tử. Xin mời lên thuyền, nhưng lão phải nói trước cho công tử biết khúc sông này dữ lắm, không dễ sang ngang ngay được. Chúng ta phải lựa sóng xuôi chèo, vì vậy có hơi lâu. Mong công tử đừng sốt ruột.
- Điều gì xảy ra, nếu ta sang ngay từ bến, thưa lão trượng.
- Cứ nhìn khúc sông này thì không có sóng gió gì đâu. Song nếu ra đến giữa dòng thì không hiểu sao gió xoáy nổi lên ầm ầm dữ tợn, chèo chống rất khó. Lão đây đã quen sông nước chẳng có ngại gì. Chỉ e rằng, công tử chân yếu tay mềm. Nếu có điều gì xảy ra thì lão phu biết nói sao đây?
- Lão trượng có thể cho tiểu sinh biết rõ nguồn cơn sự việc đó chăng?
- Thế ra, công tử không nghe người ta nói rằng ở đây có một oan hồn phẫn uất vì tình, đã gửi thân nơi đáy nước?

Nói đoạn lão chài kể câu chuyện hôn nhân bất thành cho công tử nghe. Lão đọc lại vế đối nói trên rất rành rọt và nói tiếp:

-Bao nhiêu là phù thủy cao tay cũng đành bó tay, thưa công tử. Xin hãy bảo trọng.
-Không sao mà, thưa lão trượng. Tưởng chi chứ điều đó cũng dễ giải… Xin lão trượng yên tâm, hẳn lão trượng biết câu “văn dĩ tải đạo”.

Thế là con thuyền không xuôi dòng lựa sóng, mà cắt ngang đôi bờ.

Đến giữa dòng sông quả như lời ông lão báo trước, sóng gió bỗng nổi lên ầm ầm. Con thuyền tròng trành chao đảo. Lão thuyền chài vã mồ hôi, mang hết sức bình sinh chèo chống mới giữ cho con thuyền khỏi lật. Thấy chàng thư sinh đứng lên, ông lão hét lên: Xin công tử hết sức bình tĩnh!

- Lão trượng cứ để mặc cho tiểu sinh này đối phó.

Thế rồi chàng ra đứng ngay ở mũi thuyền, chỉ thẳng tay xuống dòng nước đang réo sôi mà nói rằng:

- Hỡi oan hồn phẫn uất kia! Ngươi nay đã gửi thân nơi thủy quốc sao còn gây sự bất bình giận dữ với khách sang sông? Hẳn là khối tình người mang xuống tuyền đài chưa tan đó chăng?

Sóng lại càng gầm thét dữ dội hơn trước. Khói sóng phủ kín con thuyền nhỏ. Thư sinh vẫn nói:

- Nhà ngươi nên biết rằng, vì nhà ngươi không hiểu luật nhân - quả của trời đất mới ra nông nỗi này. Học hành như người đã làm uổng phí công sinh thành của cha mẹ, lại gây liên lụy tới người khác. Như thế, đâu phải là chính đạo. Hãy nghe ta đối lại vế đối đó:

Sóng tuy bớt dần đi, nhưng gió vẫn gào thét trên cao như muốn được nghe câu giải đáp. Vị thư sinh dõng dạc hỏi lại:

- Ngươi không được động phòng hoa chúc vì vế đối: Thủy bản vô ba nhân phong trứu diện phải không? Ta đối lại: Sơn nguyên bất lão vị tuyết bạch đầu (nghĩa là núi có già đâu, vì tuyết bạc đầu).

Vế đối rất chỉnh. Oan hồn bèn thôi gào thét, giận dữ. Sóng gió dịu dần, trời quang mây tạnh. Con thuyền cập bờ yên lành. Từ ấy khách sang sông không còn thấy chàng tân lang thất tình tác yêu, tác quái trên khúc sông ấy nữa.

Người sau có thơ rằng:

Qua cơn gió thảm với mưa sầu
Nước biếc non xanh, thắm một màu
Có sóng, vì ai gây bão tố
Không già đâu, ngại tuyết vương đầu.

 

NGÔ XUÂN THIỀU

.