Với hơn 600 ngồi chùa của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì chùa Dơi là ngôi chùa độc đáo và nổi tiếng nhất, nằm trên một khuôn viên rộng lớn tại phường 3, thành phố Sóc Trăng.

leftcenterrightdel
 Chùa Dơi với lối kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer.

Chùa Dơi nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi những bí ẩn xung quanh đàn dơi khổng lồ hàng triệu con treo lơ lửng trên những ngọn cây cao chót vót trong khuôn viên chùa và dãy mộ heo 5 móng được thờ tự như những linh vật trong chùa.

Dơi khổng lồ trấn giữ chùa.

Không phải ngẫu nhiên ngôi chùa mang tên loài Dơi. Nơi đây, trên những ngọn cây Sao, cây Dầu cao chót vót trong khuôn viên chùa là hàng triệu con dơi khổng lồ treo mình lơ lửng như trấn giữ vùng đất linh thiêng, đầy bí ẩn này.

leftcenterrightdel
 Chính điện chùa Dơi.

Mỗi con dơi ở đây, đều lớn hơn rất nhiều những con dơi ở những vùng đất khác, với trọng lượng xấp xỉ 2kg với sải cánh rộng hơn 1 mét mỗi lần bay lượn.

Theo những người dân xung quanh chùa và các nhà sư, không phải ngẫu nhiên mà bầy dơi khổng lồ về cư ngụ trong khuôn viên chùa, mà phải có linh khí trời đất và phúc lành của nhà Phật mới thu hút loài dơi khổng lồ này về sinh sống trong khuôn viên chùa. Mà cũng chỉ tại chùa Dơi, mới có đàn dơi khổng lồ này.

leftcenterrightdel
 Hàng triệu con dơi khổng lồ treo mình trên cây cao trong khuôn viên chùa.

Lạ lùng hơn nữa, trong khuôn viên chùa và vườn những nhà dân xung quanh rất nhiều cây trái, nhưng loài dơi này không đụng đến, chỉ bay lượn xung quanh rồi bay thẳng đi xa kiếm ăn về ban đêm.

Đàn dơi này, chỉ treo mình trên những cây cao trong khuôn viên chùa. Khi hoàn hôn buông xuống, chúng lại xao xác bay đi kiếm ăn và quay trở về khi bình minh lên. Người dân nơi đây cho rằng, Dơi chính là linh vật trấn giữ chùa Dơi do thần phật cử xuống.

Bí ẩn mộ "Cô Năm Hợi" và đàn heo 5 móng

Gần như chùa Dơi, là nơi duy nhất lập mộ cho loài heo. Mà là loài heo đặc biệt, có 5 móng. Người dân nơi đây cho biết, heo thường có 3 móng, những chú heo 5 móng chính là những chú heo đã thành tinh, mang cốt tinh của con người.

leftcenterrightdel
 Mộ heo 5 móng được dựng lên trong khuôn viên chùa Dơi.

Heo 5 móng người dân thường không dám nuôi, mà gửi vào chùa Dơi nhờ các nhà sư nuôi hộ. Khi mỗi chú heo 5 móng chết đi, đều được chôn cất trong khuôn viên chùa và lập mộ thờ tự như đối với con người.

Một nhà sư kể lại, khoảng 30 năm trước, một chú heo con có 5 móng xuất hiện tại cổng chùa, cứ quanh quẩn không rời xa. Các nhà sư đã đưa vào chùa nuôi dưỡng. 

leftcenterrightdel
 Chiếc ghe đặc trưng của người Khmer lưu giữ trong chùa Dơi.

Chú heo 5 móng này lớn rất nhanh, được các nhà sư gọi bằng cái tên gần gũi là "Cô Năm Hợi". Lạ lùng thay, "Cô Năm Hợi" có thói quen sinh hoạt như con người, sáng nào cũng ra khỏi chùa đi ra chợ Mùa Xuân kiếm ăn, chính giờ Ngọ ban trưa lại về chùa ăn cơm cùng các nhà sư rồi lăn ra ngủ.

Năm 1996, sau 7 năm sinh sống trong chùa Dơi, "Cô Năm Hợi" qua đời và được các nhà sư chôn cất trong khuôn viên chùa và dựng mộ như đối với con người.

leftcenterrightdel
 Người đồng bào Khmer chơi nhạc cụ dân tộc trong khuôn viên chùa.

Từ ngày "Cô Năm Hợi" về chùa sinh sống và mất đi, nhiều người dân biết nên đã gửi những chú heo 5 móng cho nhà chùa nuôi dưỡng. Từ đây, mỗi chú heo 5 móng chết đi đều được nhà chùa và các phật tự lập mộ, thắp hương thờ cúng... 

leftcenterrightdel
 Nhạc cụ cổ xưa của người Khmer được lưu giữ trong chùa.

Chính vì những linh thiêng và bí ẩn chưa giải đáp về loài heo 5 móng này, mà người dân nơi đây thường hay lui tới thắp hương, cầu xin tài lộc.

Chùa Dơi, còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp) nằm bên đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Chùa Dơi là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.

Thư tịch cổ ghi lại, Chùa Dơi được khởi công xây dựng vào từ năm 1569. Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo chùa có vóc dáng kiến trúc như ngày nay.

leftcenterrightdel
 Ngôi tháp đặc trưng cho kiến trúc của người Khmer.

Năm 1999, chùa Dơi đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Năm 2013 khu du lịch chùa Dơi được đưa vào hoạt động, phục vụ du khách gần xa đến chiêm bái, lễ Phật. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, hành lễ.

 

Mẫn Phong