Liên tiếp những ngày qua, nhiều ngư dân ở xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam) vớt hàng trăm cổ vật trôi dạt từ 2 con tàu chìm vừa tìm thấy. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng trong số cổ vật này có đĩa, bát gốm lên đến 800 tuổi.
 
Nhiều cổ vật gốm sứ được ngư dân phát hiện, vớt lên ở Rạn Nhọn, cách bờ khoảng 300m và khu vực Cửa Lở ở xã đảo Tam Hải. “Nhiều ngày qua, vợ chồng tôi cùng với nhiều ngư dân biển đã lặn vớt được hàng trăm đồ gốm cổ ở hai con tàu chìm. Trong đó giá trị nhất là những dĩa, bát gốm sứ cổ có màu men lạ, độc đáo chưa từng thấy từ trước đến nay”, ngư dân Đinh Tấn Tàu ở xã đảo Tam Hải cho biết.
Nhiều cổ vật gốm sứ được ngư dân phát hiện, vớt lên ở Rạn Nhọn, cách bờ khoảng 300m và khu vực Cửa Lở ở xã đảo Tam Hải. “Nhiều ngày qua, vợ chồng tôi cùng với nhiều ngư dân biển đã lặn vớt được hàng trăm đồ gốm cổ ở hai con tàu chìm. Trong đó giá trị nhất là những dĩa, bát gốm sứ cổ có màu men lạ, độc đáo chưa từng thấy từ trước đến nay”, ngư dân Đinh Tấn Tàu ở xã đảo Tam Hải cho biết.
Những bát gốm màu men cánh sen, trắng ngà mà theo TS Đoàn Ngọc Khôi, phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi nhận định, căn cứ vào chất liệu men, hoa văn trên một số mẫu gốm sứ do các cơ quan chức năng Quảng Nam gửi vào, các hiện vật này có niên đại khoảng thế kỷ 12, 13 (tương đương khoảng 800 tuổi).
Những bát gốm màu men cánh sen, trắng ngà mà theo TS Đoàn Ngọc Khôi, phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi nhận định, căn cứ vào chất liệu men, hoa văn trên một số mẫu gốm sứ do các cơ quan chức năng Quảng Nam gửi vào, các hiện vật này có niên đại khoảng thế kỷ 12, 13 (tương đương khoảng 800 tuổi).
Theo TS Khôi, những cổ vật được cho là có niên đại lâu nhất này đã minh chứng rằng
Theo TS Khôi, những cổ vật được cho là có niên đại lâu nhất này đã minh chứng rằng "các thuyền buồm bị chìm trên hành trình 'con đường tơ lụa' đi qua vùng biển này".
Ngoài ra, các ngư dân còn tìm thấy 2 mảnh gỗ nghi là thân của một con tàu cổ. Một mảnh dài hơn 1,2m, chiều ngang gần 0,5m và bề dày gần 0,1m. Mảnh thứ hai nhỏ hơn, giống như chi tiết nối ghép thân tàu, có cả những vị trí chốt nêm. Đặc biệt còn có 2 đoạn gỗ tròn mà ông Tàu cho là trụ xoay của chiếc bánh lái của con tàu cổ. Mỗi đoạn gỗ tròn này dài hơn 3,5m, đường kính hơn 0,4m, có nhiều họa tiết và chữ Hán cổ.
Ngoài ra, các ngư dân còn tìm thấy 2 mảnh gỗ nghi là thân của một con tàu cổ. Một mảnh dài hơn 1,2m, chiều ngang gần 0,5m và bề dày gần 0,1m. Mảnh thứ hai nhỏ hơn, giống như chi tiết nối ghép thân tàu, có cả những vị trí chốt nêm. Đặc biệt còn có 2 đoạn gỗ tròn mà ông Tàu cho là trụ xoay của chiếc bánh lái của con tàu cổ. Mỗi đoạn gỗ tròn này dài hơn 3,5m, đường kính hơn 0,4m, có nhiều họa tiết và chữ Hán cổ.
Hoa văn hoa cúc được chạm khắc tinh xảo trong lòng chiếc gốm cổ được phát hiện dưới con tàu chìm ở Rạn Nhọn.
Hoa văn hoa cúc được chạm khắc tinh xảo trong lòng chiếc gốm cổ được phát hiện dưới con tàu chìm ở Rạn Nhọn.
Tại khu vực cửa Lở của sông Trường Giang chảy ra biển ở xã đảo Tam Hải, ngư dân còn vớt được nhiều viên gạch dày, chắc nịch và chày đá, nghi là vật dụng của các thủy thủ đi trên con tàu chìm.
Tại khu vực cửa Lở của sông Trường Giang chảy ra biển ở xã đảo Tam Hải, ngư dân còn vớt được nhiều viên gạch dày, chắc nịch và chày đá, nghi là vật dụng của các thủy thủ đi trên con tàu chìm.
Nhiều tiền đồng có lỗ hình vuông ở giữa nhuốm màu rêu phong.
Nhiều tiền đồng có lỗ hình vuông ở giữa nhuốm màu rêu phong.
Nhiều hũ gốm dùng đựng hương liệu và bát gốm đời Minh có niên đại thế kỷ 15 cũng được phát hiện ở vùng cửa Lở.
Nhiều hũ gốm dùng đựng hương liệu và bát gốm đời Minh có niên đại thế kỷ 15 cũng được phát hiện ở vùng cửa Lở.
Hàu, vỏ ốc bám đầy tạo hình thù kỳ lạ trên chiếc dao găm cổ phát hiện ở vùng biển cửa Lở. Để tránh gây thất thoát cổ vật, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo vệ, ngăn chặn người dân khai thác. Ngành văn hóa Quảng Nam đang thuê thợ lặn khảo sát, định vị con tàu đắm ở Rạn Mơ và Cửa Lở trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cho phép khai quật.
Hàu, vỏ ốc bám đầy tạo hình thù kỳ lạ trên chiếc dao găm cổ phát hiện ở vùng biển cửa Lở. Để tránh gây thất thoát cổ vật, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo vệ, ngăn chặn người dân khai thác. Ngành văn hóa Quảng Nam đang thuê thợ lặn khảo sát, định vị con tàu đắm ở Rạn Mơ và Cửa Lở trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cho phép khai quật.
Ngư dân cũng vớt được khẩu súng chất liệu bằng đồng, giống súng trường, trên con tàu chìm ở khu vực cửa Lở. TS Khôi nhận định, các hiện vật dao găm, khẩu súng bằng đồng tìm thấy ở con tàu cổ này có niên đại vào thế kỷ 17, 18. Những hiện vật này cho thấy ngay từ rất sớm, Việt Nam đã mở cửa, giao thương với các nước phương Tây.
Ngư dân cũng vớt được khẩu súng chất liệu bằng đồng, giống súng trường, trên con tàu chìm ở khu vực cửa Lở. TS Khôi nhận định, các hiện vật dao găm, khẩu súng bằng đồng tìm thấy ở con tàu cổ này có niên đại vào thế kỷ 17, 18. Những hiện vật này cho thấy ngay từ rất sớm, Việt Nam đã mở cửa, giao thương với các nước phương Tây.
 
Theo Trí Tín
VnExpress.net