Trưng bày giới thiệu tới công chúng hơn 500 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 15 đến 18 được tuyển chọn trong bộ sưu tập di sản gốm sứ từ các con tàu đắm mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và bảo quản.

500 hiện vật hầu hết là hàng hóa trên các thuyền buôn cổ được phát hiện tại khu vực Biển Đông Việt Nam đã giới thiệu khái quát nhất về thành tựu khảo cổ học dưới nước của Việt Nam, về những đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam và các nước châu Á và về “con đường tơ lụa” trên biển.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Ảnh vne.vn

Phát biểu tại lễ khai mạc, TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, đã gần 30 năm kể từ khi con tàu đầu tiên là tàu cổ Hòn Cau (Bà Rịa Vũng Tàu) được phát hiện và khai quật vào năm 1990, đến nay, hàng chục con tàu cổ đã được phát hiện dưới lòng Biển Đông thuộc vùng biển Việt Nam.

Có những vùng biển như Phú Quốc (Kiên Giang), Bình Châu (Quảng Ngãi) như những “nghĩa địa” tàu đắm, chỉ tại một địa điểm nhỏ đã có dấu tích của hàng chục tàu cổ dưới lòng đại dương. Nhưng đến nay mới có 5 con tàu cổ được Bảo tàng nghiên cứu, khai quật, đem lại nhiều tài liệu, hiện vật vô giá.

Cũng theo ông Cường, trưng bày không chỉ cuốn hút từ tên gọi mà qua từng hiện vật, công chúng đều có cơ hội khám phá những báu vật vô giá dưới đáy đại dương huyền bí. Lần đầu tiên trong một không gian được thiết kế công phu, trưng bày về kho báu dưới đáy biển sẽ xuất hiện trong bốn chủ đề gồm Biển Việt Nam và thương mại đường biển; Đồ gốm thương mại Việt Nam; Con đường tơ lụa trên biển và Những con tàu được khai quật từ đáy biển Việt Nam. 

Bên cạnh đó tại cuộc trưng bày, lần đầu tiên du khách có cơ hội chiêm ngưỡng một khối lượng vô cùng đồ sộ những hiện vật gốm sứ trong các tàu cổ Bình Thuận, Hòn Dầm, Cù Lao Chàm, Hòn Cau, Cà Mau...

Trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 18-5. 

Vũ Minh Khôi