Trong thời gian vừa qua, người yêu nhạc Việt chứng kiến sự ra đi của nhiều nhạc sỹ lão thành. Phải chăng, chúng ta đang thiếu công bằng với những người sáng tác?

 

 

Từ trước đến nay, những ca sỹ nổi tiếng luôn gắn liền với một, hai ca khúc nào đó: Long Nhật, ca sỹ Mỹ Linh thành công với “Chị tôi” của nhạc sỹ Trọng Đài, Hồng Nhung nổi tiếng khi nhát nhạc Trịnh Công Sơn, Phương Mỹ Chi gây “bão” với “Quê em mùa nước lũ…Nói cách khác, không có ca khúc chắp cánh, ca sỹ sẽ không thể bay cao, bay xa trên bầu trời âm nhạc được.

Chính vì vậy, sẽ là tội lỗi và vô ơn nếu chúng ta chỉ biết nâng niu, trân trọng những người thể hiện mà lãng quên người đã viết lên những ca khúc ấy!

Thời gian vừa qua, nhiều nhạc sỹ lão thành đã ra đi, để lại những khoảng trống không thể khỏa lấp trong làng nhạc Việt. Sự ra đi lặng lẽ của họ khiến chúng ta giật mình nhận ra rằng: đôi khi khán giả, ca sỹ, những người thực hiện chương trình thiếu công bằng với những người sáng tác.

Nghịch lý giàu nghèo trong làng giải trí không phải chỉ có thế. Cuộc sống nghèo khó, hiu quạnh của các nghệ sỹ tài năng tham gia hàng trăm bộ phim lớn nhỏ như Tuấn Dương, Văn Hiệp, Trần Hạnh,….khiến không ít người cảm thấy chua xót.

Đặc biệt, cố nhà thơ Trần Đình Chính đã phải “dứt ruột” bán bản quyền ca khúc Ở hai đầu nỗi nhớ để lấy tiền chạy thận. Tuy nhiên, đứa con “xuất sắc” này của Trần Đình Chính cũng không thể giúp ông thoát khỏi bạo bệnh.

Bên cạnh đó, những ca sỹ trẻ mới nổi bằng những scandal hay bước ra từ các cuộc thi ca nhạc lại có 1 cuộc sống vương giả với những căn nhà triệu đô, những show diễn với cát-sê hàng trăm triệu. Họ đang được xã hội ưu ái trả mức thù lao cao hơn rất nhiều những thứ họ xứng đáng được hưởng.

Tại sao lại có nghịch lý đau lòng này?


Theo GDVN