Người đứng đầu cơ quan phải kiểm điểm trách nhiệm, tự nhận hình thức kỷ luật trong việc trực tiếp ký hợp đồng lao động; cán bộ phòng Nội vụ, Giáo dục, hiệu trưởng các trường phải làm rõ trách nhiệm tham mưu.

 


Trước đó vào tháng 8, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với 214 giáo viên (gồm mầm non, tiểu học và trung học cơ sở). Lý do bởi trước đây khi chưa tách địa giới hành chính, huyện Kỳ Anh tuyển giáo viên hợp đồng, nhưng không qua xét tuyển. Nay tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tinh giảm biên chế, chỉ những trường hợp ký hợp đồng, qua xét tuyển từ tỉnh mới được giữ lại.

Việc phải nghỉ dạy đột ngột khiến nhiều giáo viên búc xúc, gửi đơn cầu cứu tới nhiều ban ngành của tỉnh và Trung ương bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục đứng lớp. Ngày 26/10, đoàn công tác của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn dẫn đầu đã về Hà Tĩnh làm việc, tuy nhiên kết quả cũng không khả quan.

Thứ trưởng Tuấn đánh giá "về mặt pháp luật thì chấm dứt hợp đồng là thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng, khi có nhu cầu thì ký, không có nữa thì chấm dứt là đúng", đồng thời đề nghị Nghị Hà Tĩnh rút kinh nghiệm trong chỉ đạo các kỳ tuyển dụng sau. Cá nhân ông sẽ trao đổi với tỉnh để đánh giá, phân loại từng trường hợp để trong kỳ thi tới mọi người đều được đăng ký dự tuyển.

Đến nay trong số 214 giáo viên vừa bị chấm dứt hợp đồng thì huyện Kỳ Anh đã có 36 người nộp hồ sơ, 9 người không đủ điều kiện nộp vì bằng Trung cấp, 6 người đủ điều kiện nhưng chưa nộp. Thị xã Kỳ Anh có 21 người đã nộp hồ sơ, 5 người không đủ điều kiện nộp do bằng Trung cấp. Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tĩnh điều chỉnh điều kiện dự tuyển để cho phép những người trong diện 214 giáo viên ở Kỳ Anh bị cắt hợp đồng có bằng trung cấp, đại học hệ từ xa được nộp hồ sơ.
 

Theo vnexpress

.