Nộp tiền chống trượt và mở lớp thạc sĩ "chui"?

Theo một số Giảng viên của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐH SPKT) Hưng Yên phán ánh về việc thi và học lấy bằng thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD) của trường, rất dễ dàng. Học viên, chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng, còn việc thi tuyển đầu vào gần như trúng tuyển 100% hay nói khác đi là “hồ sơ nộp bao nhiêu thì thi đỗ từng đó”. Thậm trí, hồ sơ đầu vào có nhiều bằng đại học không đúng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, thì đã được trường này “uyển chuyển” cho học chuyển đổi kiến thức, hay như việc cho học “ghép lớp” giữa khoá học trước với khoá học sau...

leftcenterrightdel
 Cơ sở 1, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 

Hiện tại, trường ĐH SPKT Hưng Yên có ba cơ sở được phép đào tạo hệ đại học và sau đại học gồm: cơ sở 1 tại (huyện Khoái Châu, Hưng Yên); cơ sở 2 tại (khu Phố Nối, Hưng Yên) và cơ sở 3 tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, qua thông tin phản ánh cho biết, thời gian qua trường ĐH SPKT Hưng Yên đã "tranh thủ" mở các lớp đào tạo hệ Thạc sĩ ngành QTKD tại thành phố Hải Phòng, được núp bóng sau một doanh nghiệp.

Việc tuyển sinh đầu vào và mở các lớp thạc sĩ ngành QTKD tại Hải Phòng, được trường ĐH SPKT Hưng Yên liên kết với ông T. là giám đốc một công ty, đứng ra tổ chức và quản lý. Trung bình mỗi lớp học ở đây có khoảng 25 học viên. Theo phản ánh, khi thi đầu vào ông T. đứng ra thu mỗi người 7 triệu đồng gọi là tiền chống trượt. Ngoài ra, trong quá trình học tập các học viên phải đóng góp tiền chăm lo chu đáo việc ăn, nghỉ, đi lại cho các giảng viên của nhà trường mỗi khi đến cơ sở 2 Hưng Yên, cơ sở 3 Hải Dương và Hải Phòng giảng dạy.

leftcenterrightdel
 Phóng viên BVPL làm việc với Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 

Vẫn theo thông tin phản ánh, do việc tuyển sinh và đào tạo quá dễ dàng, lỏng lẻo, khiến cho dư luận nghi ngờ về chất lượng thạc sĩ ngành QTKD của nhà trường(?). Cụ thể: nhiều luận văn không đúng chuyên ngành, không bảo đảm chất lượng đã được Hội đồng chấm luận văn chỉ ra, nhưng những học viên đó vẫn được cấp bằng thạc sĩ ngành QTKD như trường hợp của: Trần Thị T. (khoá I); Nguyễn Thị N (khoá I); Phạm Văn K; Hà Duy T (khoá II), Bùi Tuấn Đ, Trần Thị H... Đặc biệt, trường hợp học viên La Thế T., giảng viên hướng dẫn còn chưa được nhìn thấy bản luận văn, nhà trường cũng xác nhận là chưa có bản luận văn có nội dung đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ QTKD, vậy mà học viên La Thế T. đã được cấp bằng thạc sĩ. Hay như trường hợp Nguyễn Thị M. khi bảo vệ luận văn chưa có bài báo đăng trên tạp chí nhưng vẫn được cộng 1 điểm. Chưa hết, một số học viên còn được bảo vệ tốt nghiệp trước khoá học ba tháng để lấy bằng thạc sĩ phục vụ cho việc thăng chức như: Hoàng Anh T.; Nguyễn Tiến D.; Bùi Hương G., công tác tại trường Cao Đẳng nghề Lilama Ninh Bình(?).

Để rộng đường dư luận, phóng viên BVPL đã về ĐH SPKT Hưng Yên để tìm hiểu vụ việc, xác minh thông tin. Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên BVPL phát hiện có nhiều dấu hiệu sai phạm của trường ĐH SPKT Hưng Yên về việc đào tạo và cấp bằng thạc sĩ ngành QTKD. Trao đổi với phóng viên, một số Giảng viên của trường cho rằng Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưởng – Trưởng khoa Kinh tế, là người được giao nhiệm vụ quản lý việc tuyển sinh và đạo tạo thạc sĩ ngành QTKD của trường, đã có sự dung túng cho những dấu hiệu sai phạm trên.

Loanh quanh và đẩy trách nhiệm?

Phóng viên BVPL đã có nhiều buổi làm việc với lãnh đạo Nhà trường về những vấn đề nêu trên. Hiện tại, ông Trần Trung - Hiệu trưởng nhà trường mới về hưu. Mọi việc điều hành của nhà trường hiện nay được giao cho ông Trương Ngọc Tuấn - Phó Hiệu trưởng phụ trách.

Lý giải cho việc mở các lớp thạc sĩ QTKD tại Hải Phòng, ông Trương Ngọc Tuấn khẳng định không có việc đó, sau đó ông Tuấn hẹn PV làm việc vào một buổi khác.

Ngày 30/10/2018, tại cơ sở 1 trường ĐH SPKT Hưng Yên, phóng viên BVPL tiếp tục có buổi làm việc với Ban lãnh đạo nhà trường, để xác minh và thu thập tài liệu vụ việc. Trước những câu hỏi của phóng viên đưa ra, ông Nguyễn Đức Giang - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường hiện tại đang có ba cơ sở đào tạo, việc nhiều năm qua nhà trường mở các lớp thạc sĩ QTKD tại Hải Phòng, thì sáng nay ông mới được bộ phận chuyên môn báo cáo là do các học viên có đơn xin học tại Hải Phòng.

Khi PV đề nghị cung cấp đơn thì lãnh đạo nhà trường cho biết, các giảng viên bộ môn nắm giữ. Còn việc luận văn không đúng chuyên ngành, không đảm bảo chất lượng. Ông Giang cho rằng rất khó đánh giá, phải có Hội đồng thẩm định. Tuy nhiên, tại các văn bản thành viên Hội đồng phản biện đã chỉ rõ những yếu kém và sai phạm.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
  Chưa có bản luận văn, nhưng đã có Bằng Thạc sĩ

Về trường hợp của học viên La Thế Trung, chưa nộp luận văn, thậm trí giảng viên hướng dẫn còn chưa được nhìn thấy luận văn mà đã có bằng thạc sĩ, khi được hỏi thì đại diện trường ĐH trả lời loanh quanh, rồi đưa ra tấm bằng thạc sĩ của La Thế Trung... Những dấu hiệu sai phạm như vậy, nhưng đại diện nhà trường vẫn khẳng định mọi việc làm đúng quy trình. Nếu ai sai, người đó chịu trách nhiệm chứ nhà trường sẽ không dung túng những việc làm sai trái.

leftcenterrightdel
Danh sách các Học viên thạc sĩ QTKD tại lớp học Hải Phòng 

Theo một số giảng viên của trường phản ánh về việc tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ ngành QTKD của trường ĐH SPKT Hưng Yên có nhiều dấu hiệu sai phạm có liên quan đến một Trưởng khoa, phụ trách tuyển sinh và đạo tạo thạc sĩ QTKD của trường...

Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin./.

Bình Minh