Giáo dục như một đoàn tàu khổng lồ, đổi mới dạy học, thi cử để tiệm cận với thế giới phải thực hiện dần, từ nhỏ đến lớn… Nếu đoàn tàu giáo dục đang đi mà đổi hướng nhanh, phanh gấp sẽ bị đổ ngay...

 


Bên cạnh đó, theo ông Thống, đến thời gian thi cũng cần phải đổi mới nữa: “Nếu như trước đây chúng ta ra đề thi bắt học sinh làm tới 120 phút, thì nay đổi mới học sinh chỉ làm có 60 phút thôi. Môn thi cũng giảm, rồi đến tổ chức lại cách thi, cách chấm thi… Môn Ngữ văn tôi chỉ cần một câu hỏi thôi là kiểm tra được kiến thức của anh rồi, cần gì nhiều? Văn hay chỉ viết một đoạn là tôi biết rồi, cần gì viết dài…”

Chính vì vậy, những người thiết kế chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 cũng sẽ phải đặc biệt quan tâm tới yêu cầu giảm tải mà dư luận xã hội đặt ra cho ngành giáo dục trong suốt những năm qua. Nội dung chương trình sẽ được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học từ thấp đến cao, giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn.

Ngay từ đầu năm học Bộ đã hướng dẫn các địa phương chỉ đạo các trường phải cho học sinh vận dụng các kiến thức có tính chất tổng hợp. Bản thân chương trình hiện hành có nhiều nội dung tích hợp cũng như bản thân các môn học vốn dĩ có nhiều kiến thức liên quan tới nhau.

Ông Thống cho hay: “Bộ có chủ trương giáo viên kiểm tra bài học sinh thường xuyên các vấn để cụ thể, nhưng cuối một chương hay một phần thì kiểm tra tổng hợp. Vì thế mà trong bài thi Văn có thể có cả kiến thức môn Đạo đức, Lịch sử; trong bài thi Sinh có kiến thức môn Hoá, Vật lý. Ban đầu có thể ta chưa ra được những đề có tính tích hợp cao, nhưng học sinh phải làm quen dần…”

 

Theo Infonet