Không ít phụ huynh có con em học tiểu học ở TP.HCM rất bức xúc vấn đề cùng một giáo trình tiếng Anh nhưng một số trường lại yêu cầu học sinh phải đổi sang bộ sách phiên bản mới.

 

 

Tuy nhiên, chị K.H. cho biết việc đưa văn hóa Việt vào trong một bộ sách tiếng Anh do nước ngoài biên soạn là không hoàn toàn cần thiết. “Việc lồng ghép yếu tố dân tộc vào sách giáo khoa tiếng Anh là rất bình thường, Ấn Độ và Nepal họ cũng làm vậy. Nhưng nếu thực sự muốn mang văn hóa Việt vào sách thì nên tự soạn một bộ giáo trình riêng, sao lại sử dụng “bình cũ” của người ta tô vẽ thành “rượu mới” của mình rồi bắt học sinh học đi học lại? Tuy trường không công khai bắt buộc, nhưng lại không thông báo rõ ràng. Giáo viên thì liên tục bảo năm nay sẽ học khác, sẽ có thay đổi thì phụ huynh nào dám không mua? Không mua thì con mình lấy gì mà học?”, chị H. bức xúc chia sẻ.

 

Không bắt buộc, không cần mua

 

Cô L. giáo viên tiếng Anh lớp 1 của Trường Tiểu học Đ., quận 3 cho biết văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM có ghi rõ là giáo viên có nhiệm vụ thông báo cho phụ huynh biết về giáo trình mới và tổ chức đăng ký mua cho những ai có nhu cầu. Phụ huynh nào không muốn thì không cần mua. “Phải bỏ cả triệu đồng ra để mua lại sách mới mà thay đổi chiếm chưa đến 20%, nếu tôi là phụ huynh thì cũng thấy phí. Thật ra, dù học sinh có sử dụng sách cũ thì khi học đến phần có bổ sung giáo viên có thể yêu cầu các em dùng chung sách với nhau, hoặc đi photo những trang đó, hoặc nhờ phụ huynh photo cho các em rồi đóng lại thành tập để dùng dần. Những việc này là trách nhiệm của giáo viên, phụ huynh không cần phải lo con mình không có sách để học hay không theo kịp bạn”, cô L. chia sẻ.

 

Theo NTD

.