Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan khiến bạn không thể tập trung. Mà mất tập trung là một trong những nguyên nhân chính gây chán học và khiến chất lượng học tập giảm sút. Vậy, nguyên nhân của sự mất tập trung này là do đâu và làm cách nào để cải thiện tình trạng này?

 
4 nguyên nhân chủ yếu gây mất tập trung
 
Mất tập trung vì...chán. Hình minh họa
Mất tập trung vì...chán. Hình minh họa
 
Nguyên nhân thứ nhất gây mất tập trung là do...chán. Khối lượng bài tập, kiến thức nhiều, thiếu thốn về các buổi học thực hành thực tế thường làm học sinh, sinh viên cảm thấy quá tải và nhàm chán.
 
Mất tập trung vì mệt mỏi. Hình minh hoạ.
Mất tập trung vì mệt mỏi. Hình minh hoạ.
 
Bên cạnh đó, mệt mỏi cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất tập trung. Sau một ngày học tập mệt mỏi, người học cần nhất là sự thư giãn, nghỉ ngơi hoặc một giấc ngủ sâu chứ không phải là tiếp tục trạng thái tập trung căng thẳng trong khi học bài.
 
Mất tập trung vì bận rộn. Hình minh hoạ.
Mất tập trung vì bận rộn. Hình minh hoạ.
 
Bạn cũng có thể mất tập trung vì quá bận rộn. Cuộc sống hiện đại, ngoài việc học trên trường, trên lớp, bạn sẽ còn có nhiều mối quan tâm khác như gia đình, bạn bè, công việc, giải trí...Nếu như bạn có quá nhiều thứ phải quan tâm và giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ có thể bị quá tải và kéo theo đó là không thể tập trung làm tốt dù chỉ 1 thứ.
 
Mất tập trung vì bị phân tâm. Hình minh hoạ.
Mất tập trung vì bị phân tâm. Hình minh hoạ.
 
Con người rất dễ dàng bị phân tâm bởi nhiều yếu tố. Chỉ cần một tin nhắn, một thông báo trên điện thoại, hay một tiếng động nhỏ xảy ra xung quanh cũng làm họ phân tán tư tưởng. Hoặc giả họ cũng có thể bị mất tập trung từ chính những suy nghĩ phát sinh trong đầu mình.
 
Những bí quyết giúp bạn có thể tập trung cao độ trong quá trình học tập
 
g
Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của bạn. Hình minh họa.
 
Đầu tiên, bạn phải đảm bảo cho bản thân một giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng/ngày. Đó là thời gian đủ để cơ thể và bộ não phục hồi sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng thiếu ngủ của người trẻ là một hiện tượng xảy ra rất thường xuyên và liên tục.
 
Việc thức quá khuya nhưng lại phải thức dậy sớm vào sáng hôm sau khiến giấc ngủ không đủ, là lí do khiến rất nhiều bạn không thể tập trung trong quá trình học tập. Đó là còn chưa kể, các thói quen ăn uống, tập thể dục, các thói quen hoạt động,…cũng là những nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng và khiến bạn mất tập trung. Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hợp lý. Nếu rèn được thói quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. 
 
g
 Tốt nhất, khi cần giải quyết một công việc, bạn hãy chia nó ra thành từng task nhỏ. Hình minh họa
 
Dù là trong công việc hay học tập, bạn nên chia nhỏ khối lượng công việc, bài tập ra thành nhiều phần và lập kế hoạch để thực hiện chúng, để tránh đang làm việc này nhưng bạn lại giật mình nhớ ra mình đang có một việc khác chưa làm. Đa số mọi người đều thiếu tính kiên nhẫn nên nếu làm mãi một việc mà không thấy hiệu quả và kết quả.
 
Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng não bộ chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số lượng giới hạn các thông tin trong một thời gian nhất định. Vậy nên tốt nhất khi cần giải quyết một công việc, vấn đề lớn; bạn hãy chia nhỏ nó ra thành từng task nhỏ. Điều đó không những giúp bạn bớt căng thẳng mà còn tạo hứng thú và niềm vui khi vượt được qua những mốc đánh dấu nho nhỏ mà đã tự vạch ra.
 
Đeo tai nghe và bật một thể loại nhạc nào đó có thể giúp bạn tập trung, và hãy chú ý sắp xếp cho góc học tập của bạn một cách gọn gàng và phù hợp với sở thích. tạo cảm giác thoải mái và tập trung. Hình minh họa.
Đeo tai nghe và bật một thể loại nhạc nào đó có thể giúp bạn tập trung, và hãy chú ý sắp xếp cho góc học tập của bạn một cách gọn gàng và phù hợp với sở thích. tạo cảm giác thoải mái và tập trung. Hình minh họa.

 

Đảm bảo không gian học tập phù hợp cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo quá trình tập trung học tập. Đôi khi bạn bị mất tập trung vì lý do khách quan như: tiếng người ngồi bên cạnh nói chuyện, tiếng động bất chợt ở đâu đó hay tiếng cười của mọi người xung quanh khiến bạn tò mò…

 

Khi đó hãy tỏ ra lạnh lùng và bất chấp tất cả bằng việc đeo tai nghe và bật một thể loại nhạc nào đó có thể giúp bạn tập trung. Ngoài ra, trước khi bắt tay vào học, bạn cần chuẩn bị tất cả các tư liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm. Một điểm nữa là bạn nên tạo một không gian học tập thoáng mát, thoải mái, gọn gàng, phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,…sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.

 

g
Bạn hãy lựa chọn thời gian học tập phù hợp và sắp xếp các môn học một cách hợp lý. Hình minh họa.

 

Lựa chọn thời gian học tập phù hợp với mỗi người và sắp xếp các môn học hợp lý. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao có lúc thì bạn thấy học rất dễ vào, rất dễ thuộc bài, có lúc thì học lại thấy khó chịu, dẽ bị xao nhãng, mất tập trung?

 

Điều này là do mỗi bộ não lại có một khoảng thời gian làm việc sung sức nhất (có thể là do thói quen hình thành). Giải pháp cho vấn đề này cũng không có gì phức tạp. Bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì bạn sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó. Bạn nên học đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài. Việc này sẽ giúp não bộ duy trì được sức bền và bạn thấy không bị nhàm chán.

 

Tuy nhiên, một lưu ý là khi chuyển tiếp các môn, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi vài phút, có thể là nghe nhạc, lướt web,…nhưng chú ý là không để các phương tiện ấy cuốn bạn vào mà quên việc học (thời gian nghỉ ngơi hợp lí là cách khoảng 5 phút).

 

gh
Hãy đặt mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện một điều gì đó. Hình minh họa.
 
Hãy đặt mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện một điều gì đó. Nghiên cứu cho biết mục tiêu chính là động cơ thôi thúc hành động. Chính vì vậy khi không có mục tiêu, con người sẽ ngay lập tức cảm thấy chán và không muốn tiếp tục. Giải pháp là bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi làm việc gì đó. Ví dụ như: “Lý do mình làm việc này là gì?”, “Kết quả mình muốn đạt được sau việc này là gì?”…
 
Việc xác định được những điều này sẽ thôi thúc bạn bạn cố gắng hơn, không dễ bị chán nản và buông xuôi. Kể cả khi gặp khốn khó những mục tiêu đề ra sẽ quay lại thúc đẩy bạn tiến lên để hoàn thành công việc.
 

Sự tập trung là điều vô cùng quan trọng, dù là trong học tập, trong cuộc sống hay trong công việc. Hãy đặt quyết tâm rèn luyện sự tập trung tốt nhất để giúp cho những điều mà bạn muốn làm, đã làm và sẽ làm phát huy được hiệu quả tốt nhất. 

Thùy Hương (t/h)