Vì Bộ GD-ĐT chưa lường hết các tình huống do thí sinh ảo gây ra.

 


Giống nhau ở chỗ: Thí sinh đã biết điểm thi của mình rồi và dựa vào số điểm đã có để lượng sức mình mà nộp vô ngành mình có khả năng đâu. Sau khi nộp hồ sơ thí sinh có thể xem số thứ tự (STT) của mình trong danh sách ngành đã đăng ký để doán khả năng đậu. Nếu thấy khả năng đậu không cao thì có thể xin rút hồ sơ để nộp vào những ngành khác có khả năng đậu cao hơn.

Tuy nhiên, đợt ĐKXT lần này có 2 sự khác biệt căn bản có tác động qua lại lẫn nhau làm cho tình hình rối loạn nhiều hơn mức mà Bộ GD&ĐT có thể dự đoán.

Số lượng thí sinh cần nộp hồ sơ ĐKXT đợt này gần 1 triệu người thay vì vài mươi ngàn thí sinh như đợt xét tuyển NV2 của các năm trước. Điều quan trọng mà Bộ GD&ĐT và nhiều người chưa lường trước là số lượng thí sinh có điểm cao chưa bị kẹt vì đã trúng tuyển rồi (như kỳ thi tuyển sinh ĐH các năm trước) rất cao, kết hợp với việc các em này được nộp hồ sơ vào 4 ngành đã gây tác động xấu, tạo nên sự bất an cho xã hội như chúng ta đã thấy trong mấy ngày qua.

Vì muốn làm vừa lòng thí sinh, muốn vừa lòng mọi người, muốn nhận được dư luận tốt của xã hội nên Bộ GD&ĐT đã "chìu lòng" thí sinh bằng cách cho phép mỗi thí sinh được chọn 4 ngành (gọi là nguyện vọng - NV), thay vì chỉ được chọn 1 ngành như các năm trước. Sự mở rộng số lượng ngành được đăng ký này đã kết hợp với yếu tố thứ nhất làm cho sự rắc rồi được nhân lên gấp bội".

"Để ứng phó với tình thế bất ngờ này ngày 11/8 đã ban hành công văn số 4079 chỉ đạo các trường ĐH phối hợp với các sở GD&ĐT thực hiện các biện pháp gở rối. Tuy nhiên các biện pháp này chủ yếu dựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ GD&ĐT nhưng thực tế thì phần lớn các trường ĐH sử dụng phần mềm riêng để nhận hồ sơ xét tuyển, như vậy câu hỏi đặt ra: Liệu giải pháp chữa lửa này có phát huy tác dụng không? Có làm cho xã hội bớt hoang mang không, nhất là khi thời gian hết hạn nộp hồ sơ ngày càng đến gần? Liệu sau ngày kết thúc nhận hồ sơ các trường phải giải quyết cù cặn do giải pháp này tạo hay không" - PGS.TS Xê lo lắng.

Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, nhiều trường THPT vẫn chưa nhận được văn bản cấp trên về việc tổ chức nhận hồ sơ và rút hồ sơ cho thí sinh.

Nhiều thí sinh cho biết, dù thế nào, các em cũng sẽ nộp hồ sơ trực tiếp, vì cho chắc ăn, đỡ sảy ra mất mát. Hơn nữa, đến tận nơi còn được hướng dẫn viết hồ sơ đăng ký xét tuyển, tránh sai sót không đáng có.
 

Theo VietQ
.