Khởi động dự án đổi mới giáo dục phổ thông
Cập nhật lúc 23:48, Thứ tư, 18/01/2017 (GMT+7)
Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT khởi động dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông có giá trị 80 triệu USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Thế giới tới 77 triệu USD và 3 triệu USD là vốn đối ứng. Dự án thực hiện kéo dài từ năm 2015 đến năm 2020 tại Bộ GD&ĐT và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. (giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT, đánh giá, chất lượng)
Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT khởi động dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông có giá trị 80 triệu USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Thế giới tới 77 triệu USD và 3 triệu USD là vốn đối ứng. Dự án thực hiện kéo dài từ năm 2015 đến năm 2020 tại Bộ GD&ĐT và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
|
Việc đổi mới giáo dục theo hướng tích cực sẽ giúp học sinh có chất lượng học tập tốt hơn. Ảnh: Phương Vy- TTXVN |
Ông Đoàn Văn Ninh, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, mục tiêu của dự án nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập bằng cách biên soạn, thực hiện sách giáo khoa (SGK) theo chương trình mới và thực hiện đổi mới đánh giá giáo dục học sinh.
Kết quả đầu ra chính của dự án là chương trình giáo dục phổ thông mới; tài liệu hướng dẫn dạy học và tài liệu hướng dẫn biên soạn SGK cho các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn SGK; Bộ SGK do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn được phê duyệt cho phép sử dụng; SGK một số môn học cấp tiểu học được biên soạn song ngữ; Hệ thống đánh giá định kỳ năng lực giáo dục quốc gia được xây dựng và đưa vào hoạt động…
Dự án bao gồm 4 thành phần, trong đó khâu hỗ trợ biên soạn và thực hiện SGK theo chương trình mới chiếm 25% kinh phí. Thành phần hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông chiếm 50% kinh phí.
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới cho rằng, phát triển chương trình GDPT với triết lý giáo dục “Thực học - thực nghiệp”; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phân luồng và hướng nghiệp...
Theo Nguyễn Hà/Tiền phong
.