Mặc dù số lượng học sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay không quá đông nhưng sĩ số học sinh/lớp giảm khiến nhiều trường công lập phải giảm chỉ tiêu khiến cuộc đua vào lớp 10 THPT năm nay thêm căng thẳng.

 


Tuy nhiên, do việc đa dạng hóa các loại hình nhà trường nên hiện nay các trường công lập đã nâng cao cơ sở vật chất nhưng sự thật vẫn quá tải so với chuẩn nên không thể đưa nhiều học sinh vào trường công lậpnhằm đảm bảo chất lượng. Do vậy theo ông, điều tiết như thế này cũng là hợp lý.

Tuy nhiên, hiện nay điều mà nhiều người băn khoăn về hệ thống trường ngoài công lập để quyết định cho con em theo học là về chất lượng đào tạo. Trừ một số trường ngoài công lập top trên, đầu vào một số trường thấp thì đầu ra cũng không thể cao được.

Thứ hai về cơ sở vật chất, hiện nhiều trường vẫn có địa điểm thuê, cơ sở vật chất chắp vá, tạm bợ và chưa đủ phòng chức năng. Trong khi đó, chi phí vào trường lại quá cao vì không được nhà nước hỗ trợ như khối trường công lập nên phụ huynh e ngại.

Vì vậy theo Hiệu trưởng Đặng Đình Đại, để tạo điều kiện cho các em, các trường ngoài công lập cũng nên được Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo. Theo đó, số tiền học phí thu vào của học sinh khối trường này sẽ giảm đi, để về mặt phổ cập chung có thể tiến tới bình đẳng cho các em học sinh ở trong cùng một thành phố.

Về điều này, hiệu trưởng Trịnh Hùng Sơn cũng cho biết, chọn trường dân lập hoặc công lập đều có cái hay, cái dở riêng. Điều quan trọng, học sinh phải biết lựa chọn trường sao cho phù hợp với lực học.

“Hiện nhiều trường công lập cũng không đến nỗi quá tải và đông học sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh học sinh theo đám đông, chỉ chọn các trường danh tiếng nên cả phụ huynh và học sinh đều rất khổ. Ở trường nào cũng có giáo viên nọ giáo viên kia, nếu muốn trở thành một công dân tốt, các em chọn trường nào cũng thành công cả”, ông Hùng Sơn chia sẻ.
 

Theo Dân trí

.