(BVPL) - Ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng dạy và học là chủ trương chung của Bộ GD&ĐT đối với các cấp học, đặc biệt là cấp mầm non.

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Các cô giáo mầm non là những người không chỉ dạy kiến thức cho trẻ mà còn nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc các con từ ăn uống, ngủ; vệ sinh hay cho các con uống thuốc…
 
Bên cạnh những công việc đó, các cô còn phải chuẩn bị giáo án, tìm kiếm, tạo ra nhiều học liệu, các phương án giáo dục mới, các bài học mới để truyền tải kiến thức hấp dẫn cho các con, viết báo cáo cũng như tương tác cùng phụ huynh về các vấn đề của con ở trường.
 
Do đó, việc ứng dụng công nghệ số vào việc dạy học cũng như giảm tải các nghiệp vụ ở trường đã được các trường quan tâm triệt để, không chỉ ở các trường tư thục với mật độ trẻ thấp mà còn với các trường mầm non bán công, công lập với mật độ trẻ khá cao, trung bình 2-3 cô/40 trẻ mỗi lớp.

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Ví dụ như trước đây, các cô giáo phải điểm danh học sinh từng lớp để chuẩn bị cho hàng trăm suất ăn trong ngày thì bây giờ, giáo viên chỉ cần mở phần mềm quản lý bán trú, số lượng học sinh của các lớp được cập nhật tự động, công việc tiếp theo chỉ là chọn món cho bữa ăn trong ngày. Phần mềm sẽ tự động tính toán giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, khối lượng các loại nguyên liệu, giá tiền từng loại theo giá thị trường, thậm chí cả cách chế biến từng món.
 
Một trong những tính năng nữa của phần mềm này được triển khai rộng rãi trong năm học mới là sổ liên lạc điện tử thông minh, tăng khả năng tương tác giữa phụ huynh với nhà trường.
 
Mọi thông tin của học sinh sẽ được gửi đến điện thoại di động của từng gia đình sau buổi học. Phụ huynh có thể trao đổi thông tin với nhau hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên, thậm chí có thể viết đơn xin nghỉ học và được giáo viên xác nhận trực tiếp qua sổ liên lạc điện tử.
 
Thùy Hương (t/h)