Cô hiệu trưởng người dân tộc thiểu số hết lòng vì học sinh
Cập nhật lúc 06:55, Thứ tư, 12/11/2014 (GMT+7)
"Khi nhận nhiệm vụ tại trường chuyên biệt, đóng chân trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỷ lệ học sinh (HS) bỏ học" - tâm sự của cô giáo Trương Thị Hải Yến, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Bùi Thị Xuân tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Krông Buk lần thứ II - năm 2014 đã thôi thúc chúng tôi về thăm trường. ( dân tộc, cô giáo, hiệu trưởng, học sinh)
“Khi nhận nhiệm vụ tại trường chuyên biệt, đóng chân trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỷ lệ học sinh (HS) bỏ học” - tâm sự của cô giáo Trương Thị Hải Yến, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Bùi Thị Xuân tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Krông Buk lần thứ II - năm 2014 đã thôi thúc chúng tôi về thăm trường.
Một trong những điểm đáng khâm phục ở nữ hiệu trường người dân tộc Sán Dìu này là ngoài tinh thần trách nhiệm của một nhà giáo, cô luôn thân thiện, gần gũi, tạo môi trường làm việc, học tập thật tốt cho thầy cô và các em HS. Qua 3 năm tổ chức nuôi dạy bán trú, tỷ lệ HS nghỉ học giữa chừng của nhà trường giảm đáng kể. Kết thúc năm học 2013-2014, cả hai cấp học chỉ có 10 em bỏ học (gồm 8 em THCS và 2 em TH). Đặc biệt, năm học 2013-2014, tại Hội khỏe Phù Đổng, Trường có 2 HS đoạt giải Ba môn đẩy gậy và điền kinh; 1 em đoạt giải Nhất cấp tỉnh đề nghị dự thi cấp quốc gia tại Hội thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống”; 1 em đoạt giải Nhất cấp huyện giải Toán Violympic; 1 giáo viên đoạt giải tại Cuộc thi “Soạn giáo án” cấp huyện và đoạt giải Nhì Hội thi “Tin học không chuyên ngành Giáo dục”….
Dẫu còn rất khiêm tốn nhưng những thành tích dạy và học đã đạt được là kết quả sự đồng lòng, quyết tâm của từng thầy cô giáo và mỗi HS nhà trường, nhất là khi con đường đến trường của các em ở vùng đặc biệt khó khăn này rất chông chênh. “Nhiệm vụ đối với giáo dục học sinh dân tộc thiểu số còn khá nặng nề, nhưng thành tích các em đạt được là động lực để mỗi thầy cô giáo gắn bó hơn với nghề. Trong năm học này, ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy và học, Trường tiếp tục tập trung vào một số nội dung trọng điểm như: tích cực giáo dục kỹ năng sống cho HS, có kế hoạch, giải pháp cụ thể để tổ chức hiệu quả hơn nữa các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ kiến thức cho HS, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục”, chia sẻ của nữ hiệu trưởng người dân tộc thiểu số hết lòng vì HS này khiến chúng tôi càng thêm trân trọng và cảm phục cô.
Theo Báo Đắk Lắk
.