Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: “Nếu làm nghiêm túc, số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 60-70%”.
 


“Chẳng hạn,  có học sinh học rất tốt nhưng lớp 12 chẳng may bị đau yếu, mà chỉ đánh giá riêng kết quả học tập năm lớp 12 thì sẽ rất thiệt thòi cho học sinh đó. Vì thế, nếu đánh giá liên tục 3 năm THPT, thì sự đánh giá sẽ khách quan hơn và bắt buộc học sinh phải có sự cố gắng liên tục. Còn nếu chỉ đánh giá riêng lớp 12 và đưa ra tỷ lệ 50% chính là đang tạo điều kiện tiêu cực cho các trường”- ông Nhĩ nói.

Ông Trần Xuân Nhĩ cũng nhất trí việc Bộ giảm bớt môn thi là đúng, nhưng việc chọn môn thi cũng phải tính toán phù hợp. Toán, Ngữ văn là 2 môn cần thiết, còn nếu tự chọn cũng phải có môn Ngoại ngữ, vì trong điều kiện đất nước hội nhập, không thể thiếu ngoại ngữ.

Ông Nhĩ bày tỏ lo ngại với việc thi Sử như trong kỳ thi vừa qua. Theo ông, học sinh không chọn môn Sử là do cách dạy môn học này hiện nay chưa hiệu quả, còn bắt học sinh nhớ quá nhiều con số, mà ít chú ý đến sự kiện. “Ai cũng phải nên biết về lịch sử rất đáng tự hào của dân tộc mình, phải có định hướng để học sinh yêu thích môn học này. Cách dạy là phải để các em biết về sự kiện. Nước ta có lịch sử đáng tự hào, từ thời Hùng Vương, đến Bà Trưng, Bà Triệu cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ… những sự kiện đó học sinh phải biết và tự hào. Mà lỗi ở đây không phải ở các em. Chẳng hạn,  sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, lớp lớp thanh niên vô cùng thương tiếc. Nhưng vì sao trong kỳ thi vừa rồi, các em không chọn môn Sử, đó cũng là điều là cần phải suy nghĩ để làm sao có cách giảng dạy phù hợp”./.
 

Theo VOV

.