Bé gái 13 tuổi đốt trường bằng xăng: Sở GD&ĐT Khánh Hòa nói gì?
Cập nhật lúc 23:20, Thứ sáu, 14/10/2016 (GMT+7)
Liên quan đến vụ việc bé Trần Thị Ngọc T (13 tuổi, ở xã Ninh Thọ, Ninh Hòa, Khánh Hòa) đốt trường bằng xăng vì đăng facebook và "đủ ngàn like", TS Trần Quang Mẫn, Phó GĐ Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết, T đã bỏ học 1 năm nay nên nhà trường có phần nào không quản lý nổi. Sự việc đã được chuyển đến cơ quan điều tra nguyên nhân. (bồi thường, thiệt hại)
Liên quan đến vụ việc bé Trần Thị Ngọc T (13 tuổi, ở xã Ninh Thọ, Ninh Hòa, Khánh Hòa) đốt trường bằng xăng vì đăng facebook và “đủ ngàn like”, TS Trần Quang Mẫn, Phó GĐ Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết, T đã bỏ học 1 năm nay nên nhà trường có phần nào không quản lý nổi. Sự việc đã được chuyển đến cơ quan điều tra nguyên nhân.
Ông chia sẻ thêm, không phải từ bây giờ khi xảy ra sự việc một bé gái có hành động quá khích, ngành giáo dục Khánh Hòa mới đặt ra mà trong nhiều năm qua, việc giáo dục đạo đức, giáo dục hạnh kiểm được phát huy cho các em nhằm ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố tiêu cực ở ngoài và trong nhà trường bằng các giờ nội khóa, giờ ngoại khóa, bằng các phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua các hoạt động của đoàn, hội đội nhằm nâng cao kĩ năng sống, giáo dục lối sống lành mạnh để các em đủ bản lĩnh chống lại các xâm hại từ bên ngoài.
Năm nay, địa phương tôi tiến hành kế hoạch mới hơn năm trước là xây dựng môi trường văn hóa trong trường học đi đôi với môi trường giáo dục hiện nay. Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục Khánh Hòa đã xây dựng được một hệ thống các trường chuẩn quốc gia, xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn, trên cơ sở đó, ngành giáo dục địa phương có thể phát triển bền vững hơn.
“Đã từ nhiều năm, chúng tôi đã có chỉ đạo các trường xây dựng môi trường văn hóa trong trường học phải đi đôi với môi trường giáo dục. Vì vậy, hiện nay các trường nói chung đều đã có bản quy tắc văn hóa ứng xử. Tuy nhiên, văn hóa trường học chưa được đồng bộ trong toàn ngành. Có trường quan tâm, có trường chưa quan tâm.
Về việc nghiêm cấm học sinh sử dụng facebook hay không, chúng tôi xác định: Việc tác động của mạng xã hội đến các em thanh thiếu niên hiện rất đáng báo động. Tuy nhiên, quan trọng là làm sao giáo dục được học sinh của mình ý thức được việc sử dụng các phương tiện truyền thông sao cho đúng mực, có mục đích và có lợi, không nên sa vào để có những hành động quá khích. Do vậy, chúng tôi đang cân nhắc bởi đây là phương tiện truyền thông xã hội. Quan trọng là làm sao giáo dục các em sử dụng thế nào cho đúng mục đích chứ không phải chuyện cấm hay không cấm”, ông Mẫn cho biết.
Theo Mỹ Hà/ Dân trí
.