Lựa chọn sách giáo khoa

Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ cở giáo dục phổ thông (từ ngày 15/3).

Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn.

leftcenterrightdel
 

Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT và tiêu chí lựa chọn SGK. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. Sách giáo khoa SGK được lựa chọn phải được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn...

Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục SGK đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định danh mục SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách Trung ương bảo đảm theo quy định. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.

Theo đó, Nghị định này đối tượng áp dụng là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan Nhà nước…

Để được chế độ trợ cấp, các đối tượng phải có đủ các điều kiện trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm trở lên, đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định.

Thời hạn giải quyết chế độ là 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp.

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp sư phạm

Theo Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.

leftcenterrightdel
 

Quy định mỗi giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2

Có hiệu lực từ ngày 27/3/2020, Thông tư 03/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Cụ thể, diện tích làm việc của GS, PGS, giảng viên chính, giảng viên được quy định như sau:

Mỗi GS cần có diện tích làm việc 18m2.

Mỗi PGS cần có diện tích làm việc 15m2.

Mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2.

Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học theo Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT

Từ Theo đó, từ 1/3/2020, bên cạnh văn bằng giáo dục đại học sẽ cấp kèm theo phụ lục văn bằng, gồm các nội dung chính như: Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh; Thông tin về văn bằng (tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo…); Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có); Thông tin kết nối với văn bằng.

Lưu Ly