5 bài học người trẻ học được từ Paralympics
Cập nhật lúc 21:42, Thứ ba, 13/09/2016 (GMT+7)
Khi các vận động viên khuyết tật bắt đầu cuộc đua tại Paralympics 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil), họ không chỉ vượt qua cuộc chiến về thể chất, mà còn về tinh thần. (vận động viên, bài học, khuyết tật, Paralympics)
Khi các vận động viên khuyết tật bắt đầu cuộc đua tại Paralympics 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil), họ không chỉ vượt qua cuộc chiến về thể chất, mà còn về tinh thần.
Nghị lực
Nghị lực có nghĩa là có năng lượng, nỗ lực và cố gắng cao. Điều này không dễ dàng, thậm chí là không thể, để dạy. Tuy nhiên, giáo viên có thể xây dựng môi trường thúc đẩy nơi những người có nghị lực cao có thể phát triển và truyền cảm hứng cho người khác.
Giáo viên có thể giúp người trẻ nuôi dưỡng động lực bên trong bằng cách đưa ra mục đích rõ ràng trong lớp học. Theo một nghiên cứu, các đối tượng được chia ra thành 4 nhóm và được dạy một ngoại ngữ mới. Mỗi nhóm nhận được sự khích lệ và động lực khác nhau. Nhóm 1 không được nhận bất kỳ lý do vì sao học ngoại ngữ, nhóm 2 được cho biết phải làm một bài kiểm tra vào cuối khóa học, nhóm 3 nhận được câu nói rằng đó là kỳ vọng dành cho họ và nhóm 4 được biết việc học ngoại ngữ sẽ giúp họ đạt mục tiêu trong sự nghiệp tương lai. Và kết quả rất rõ ràng, nhóm 4 đã tự đánh giá việc học ngoại ngữ là quan trọng và dành nhiều nỗ lực vào việc học.
Việc đưa ra mục tiêu không cần phức tạp. Giáo viên có thể thông báo với người học việc hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại sẽ giúp họ phát triển các kỹ năng quan trọng, cải thiện thành tích trong những môn học khác và tiến dần đến mục tiêu tương lai.
Lạc quan
Các vận động viên Paralympic và Olympic được đánh giá là lạc quan hơn so với người bình thường. Trong tâm lý học, sự lạc quan được đo lường bằng cách một người nào đó nhận thức về thành công và thất bại. Điều này có thể là tạm thời hay thường xuyên (“Hôm nay là một ngày tồi tệ” hay “Mọi thứ lúc nào cũng xấu”), cụ thể hay chung chung (“Tôi không giỏi việc này” hay “Tôi không có tài năng gì”).
Lạc quan được nghiên cứu rộng rãi trong giáo dục. Nó liên qua tới sự giảm nguy cơ bỏ học, có động lực nhiều hơn và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ngược lại, một cái nhìn bi quan được xem là yếu tố dự báo sự chống đối và sợ hãi cao của học sinh trung học phổ thông.
Kiểm soát
Não của chúng ta có thể đấu tranh với sự không chắc chắn. Không biết những gì sẽ xảy ra thường dẫn đến sự lo lắng hoặc căng thẳng. Đây là lý do vì sao nhiều vận động viên đề cập đến “tập trung vào quá trình”. Họ tập trung vào những gì có thể kiểm soát được, thường là chiến thuật, thói quen và sự thể hiện.
Học sinh, sinh viên có thể áp dụng bằng cách tập trung nỗ lực vào kiểm soát những gì có thể. Ví dụ, họ cố gắng tạo ra một thói quen trước kỳ thi hay những cách giảm sự nhầm lẫn. Bằng cách tập trung vào những gì cần làm thay vì kết quả, họ có thể tạo cho mình sự tự tin, giảm nỗi sợ về sự thất bại.
Theo vnexpress
.