Chương trình “Hương xưa bánh Tết” được tổ chức với những bản ca mang âm điệu Huế, các trò chơi cung đình và dân gian như: Đổ xăm hường và bài vụ, trình diễn thư pháp tặng chữ, đặc biệt là hội thi gói bánh chưng, bánh tét... có sức gợi về cái Tết cổ truyền của dân tộc.

leftcenterrightdel
 Hội thi gói bánh chưng, bánh tét

Trong cổ sử Việt Nam, tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại và truyền rằng sẽ truyền ngôi cho người nào cung tiến được món sản vật thể hiện lòng hiếu đạo để tiến cúng tiên vương.

leftcenterrightdel
   Nấu bánh chưng, bánh tét trong chương trình trình “Hương xưa bánh Tết”

Các Vương tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 Lang Liêu đã dâng hai loại bánh chưng, bánh dày với biểu tượng trời tròn, đất vuông được chế biến từ gạo nếp. Kể từ đó, bánh chưng đi vào lịch sử dân tộc, trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, bánh tét.

leftcenterrightdel
 Lễ dâng bánh chưng, bánh tét lên bàn thờ của các bậc tiên vương
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các chương trình nghệ thuật cũng đã được trình diễn tại“Hương xưa bánh Tết”

Trong không gian tràn ngập sắc xuân với các loại trang phục truyền thống, những đôi câu đối thắm, những sắc hoa xuân, du khách tham quan cũng đã có cơ hội trải nghiệm qua những hình bóng của nếp xưa xứ Huế, nhất là không khí gói bánh chưng, bánh tét mừng một mùa xuân mới đang đến gần.

Trọng Bình