leftcenterrightdel
Tên con đường cũng là nơi Mẹ Trần Thị Dày sinh ra, lớn lên.

Theo đó, trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới năm 2025, chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng và 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Chi bộ Viện 3 - VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh (Viện cấp cao 3) vừa có chuyến hành trình tri ân tìm về địa chỉ đỏ, gia đình đồng chí, đồng nghiệp trong Chi bộ để thăm hỏi, động viên và chúc Tết gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Dày, cũng là bà nội của đồng chí Phạm Văn Nhàn - Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện 3 của Viện cấp cao 3.

Đây là hoạt động thường niên nhằm bày tỏ lòng tri ân với những đóng góp to lớn của các Mẹ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

leftcenterrightdel
 Lắng nghe câu chuyện của cụ Lê Thị Quý.

Trong cuộc gặp gỡ đầy cảm động với người con dâu của Mẹ Trần Thị Dày là cụ bà Lê Thị Quý, được nghe cụ Quý kể lại thì Mẹ Trần Thị Dày sinh ra, lớn lên và mất vào ngày 3/7/1964 tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.

Mẹ có năm người con gồm 4 trai và một gái, trong đó có ba người con trai đã anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đó là các liệt sĩ Phạm Văn Thùa; Phạm Văn Dùa, Phạm Văn Gang và một người con trai tập kết ra Bắc là chiến sĩ Phạm Văn Tuông (cha của đồng chí Phạm Văn Nhàn).

Hiện nay, trên mảnh đất Mẹ Dày để lại chỉ còn có người con dâu của Mẹ là cụ Lê Thị Quý cùng các con cháu trông nom, sinh sống và tên của Mẹ Trần Thị Dày cũng được đặt tên cho con đường tại địa phương. Cụ Lê Thị Quý (mẹ đồng chí Phạm Văn Nhàn) cũng là cán bộ lão thành cách mạng, hiện đã được 60 năm tuổi Đảng.

leftcenterrightdel
Đồng chí Lâm Quang Trường và các đồng chí trong Chi bộ dâng hương tại mộ Mẹ Trần Thị Dày.

Khi Đoàn đến thăm, cụ Quý xúc động nói: “Tôi vui quá vì được mọi người quan tâm như thế này, gia đình tôi tuy nghèo nhưng tinh thần yêu nước không thua một ai”. Những câu chuyện về thời kháng chiến được cụ kể lại với ánh mắt sáng ngời niềm tự hào, cả đoàn như lặng đi khi nghe cụ kể về sự hy sinh của những người thân yêu trong gia đình.

Tại buổi thăm hỏi, Chi bộ Viện 3 đã dâng hương bày tỏ lòng thành kính đến Mẹ Nguyễn Thị Dày và các anh hùng liệt sĩ; đồng thời trao tặng những món quà Tết ấm áp nghĩa tình đến gia đình; đồng chí Lâm Quang Trường – Phó Viện trưởng Viện cấp cao 3 đã ân cần động viên và gửi lời chúc sức khỏe, trường thọ đến cụ Lê Thị Quý. Những nụ cười, cái nắm tay ấm áp đã khiến không khí ngày Tết dường như ấm cúng hơn.

leftcenterrightdel
 VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh thăm, chúc Tết gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Dày.

Chuyến thăm không chỉ là nghĩa cử tri ân mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ hiểu hơn về những hy sinh của cha ông. Trước khi rời đi, đoàn đã cùng chụp ảnh lưu niệm với gia đình và hứa hẹn sẽ tiếp tục đến thăm gia đình trong những dịp lễ, Tết sắp tới. Hoạt động thăm hỏi gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Dày không chỉ góp phần mang đến một mùa Xuân trọn vẹn ý nghĩa mà còn khẳng định truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn là giá trị vĩnh cửu trong đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hoạt động thăm hỏi các gia đình đồng chí, đồng nghiệp hằng năm để tự răn mình và giáo dục thế hệ trẻ phải sống tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho Viện cấp cao 3, cho Ngành Kiểm sát, là tấm gương sáng cho thế hệ sau. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về gia đình đồng chí, đồng nghiệp để có chia sẻ nhiều hơn và cùng nhau phấn đấu vì niềm tự hào, vì danh dự truyền thống gia đình và vì “kỉ nguyên vươn mình của Dân tộc” như bác Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói./.

Phi Sơn - Chử Định