Ông Phạm Văn Đông xác nhận cơ quan thú y đã phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi tại Thái Bình và Hưng Yên. Cụ thể, tại Thái Bình, ổ dịch được phát hiện tại một hộ chăn nuôi tại xã Đông Hồ, huyện Hưng Hà. Còn tại Hưng Yên, ổ dịch được phát hiện tại hộ nhà ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên) và tại hộ gia đình ông Lê Xuân Tình, xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ.

Đối với các địa phương phát hiện dịch tả lợn châu Chi, Cục Thú y và chính quyền các địa phương tổ chức các biện pháp chống dịch, tiêu huỷ toàn bộ lợn bệnh, tổng vệ sinh khử trùng môi trường.

leftcenterrightdel
Ông Phạm Văn Đông xác nhận đã phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam 

"Khi phát hiện lợn ốm chết, cần báo cho chính quyền, thú y cơ sở để kịp thời xử lý ổ dịch, không để lây lan diện rộng", ông Đông nói.

Cũng theo Cục trưởng Cục Thú y, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Người dân và người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm thịt lợn. Trong đó, người chăn nuôi lợn cần áp dụng ngay các biện pháp an toàn sinh học, sử dụng vôi bột rắc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi.

Về nguyên nhân của bệnh dịch ghi nhận tại Hưng Yên và Thái Bình, ông Phạm Văn Đông cho rằng, nguyên nhân là chim di cư mang theo nguồn bệnh, buôn bán và vận chuyển lợn từ các quốc gia đang có dịch. Nhiều người dân vì lợi ích trước mắt, vì giá lợn hơi các tháng cuối năm cao nên không quan ngại dịch bệnh, vẫn buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc làm cho dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, chăn nuôi tại Việt Nam hiện tại phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, khó hoặc không thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Thời tiết biết đổi bất lợn, trời rét và mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan và hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi./.

Xuân Hưng