Huyện Lộc Hà là địa phương ven biển có hệ thống đê kè, công trình thủy lợi nhiều nhiều nhất và hiện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa bão hàng năm. Đoạn đê qua thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu này được xây dựng từ lâu. Cơn bão số 10 năm (2017) và triều cường đã làm vỡ. Hệ thống đê này vỡ đã mang theo hàng ngàn khối đất, cát làm bồi lắng hàng trăm héc ta đất sản xuất muối ở thôn Châu Hạ xã Thạch Châu bị bồi lắng. Vỡ đê hàng chục hécta nuôi trồng thủy sản xã Thạch Châu, Thạch Bằng bị hư hỏng và uy hiếp trực tiếp đến đời sống nhân dân trong vùng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tuyến đê xung yếu thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu chỉ được vá tạm nên nỗi lo đê tái vỡ đang hiện hữu với chính quyền và người dân nơi đây.

Ông Hà Minh Tân, Chủ tịch UBND xã Thạch Châu thông tin: tuyến đê đoạn qua thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu là tuyến đê chắn sóng đã làm từ lâu nay nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, năm ngoái bị vỡ một đoạn trên 10m đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất người dân trong vùng. Cần có nguồn vốn để được xây dựng kiên cố thì nhân dân mới yên tâm lúc mưa, lũ đến.

Tại huyện Cẩm Xuyên, tuyến đê chạy qua thôn Hải Nam (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) vốn đang bị hư hỏng nặng mặc dù chính quyền và người dân nơi đây cũng đã huy động lực lượng bê hàng ngàn bao cát gia cố  “vá” tạm hơn 100 m mạn đê phía trong vốn bị sóng biển bão số 10 năm 2017 đánh gãy, cuốn phăng phần đất cát đắp bên trong thân đê.

leftcenterrightdel
Dùng bao cát gia cố lại đoạn đê xung yếu trên chỉ là giải pháp tạm thời. Cơ quan chức năng phải có biện pháp lâu dài đảm bảo an toàn cho người dân 

Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng - ông Nguyễn Sỹ Huyền cho biết, việc dùng bao cát gia cố lại đoạn đê xung yếu trên chỉ là giải pháp tạm thời.  Chúng tôi mong muốn di dời cho hơn 60 hộ dân ở đây để đảm bảo an toàn và kiến nghị lên huyện, tỉnh đầu tư kinh phí mở rộng tuyến kè biển để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa thuận tiện di dời tìm kiếm cứu nạn mỗi khi có mưa bão.

leftcenterrightdel
Tình trạng sụt lún ở con đê Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) 

Tại huyện Nghi Xuân, tuyến đê Bối thuộc xã Xuân Giang nhiều năm nay chính quyền địa phương lẫn người dân địa phương cũng không khỏi thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ cận kề khi tuyến dê chắn sóng dài hơn 3,4 km này đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Không giấu sự lo lắng, ông Nguyễn Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân) cho hay:  Hàng chục năm nay tuyến đê này không được đầu tư kinh phí để nâng cấp, cải tạo lớn nên thân đê đã xuống cấp nghiêm trọng.  Chỉ cần có triều cường là bị vỡ, nước tràn vào đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. “Chúng tôi mong tỉnh, trung ương sớm có kế hoạch đầu tư, nâng cấp. Trước mắt, mùa mưa lũ năm nay, cần huy động thêm nhân lực, máy móc, bố trí kinh phí để khắc phục những nơi xuống cấp nghiêm trọng nhất”

leftcenterrightdel
 Tuyến đê ven biển thuộc huyện Lộc Hà mới đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đang bị xuống cấp

Tại các tuyến đê, kè khác ở các huyện Thạch hà, Kỳ Anh... cũng đang trong thực trạng xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng nhưng do thiếu vốn không được nâng cấp nên khi có mưa, lũ về sẽ uy hiếp trực tiếp đến đời sống nhân dân ở các huyện này.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh, hiện Hà Tĩnh có 32 tuyến đê với chiều dài gần 319 km chủ yếu nằm ở các địa phương vùng ven sông, ven biển. Từ năm 2009 đến nay Hà Tĩnh đã phê duyệt được 5 dự án nâng cấp hệ thống đê sông, các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 65,5km. Từ năm 2007 đến nay Hà Tĩnh đã đầu tư, nâng cấp được 172 km đê biển, đê cửa sông xung yếu, kinh phí ước tính thực hiện là 1.751 tỷ đồng. Hiện tại có 16 trọng điểm xung yếu ở các tuyến đê, kè cần thiết có phương án bảo vệ khẩn cấp khi có mưa, lũ. Trong đó, thị xã Kỳ Anh có các điểm xung yếu trên các tuyến đê Khang Ninh, Kỳ Hà, Hòa Lộc, Minh Đức và Hoàng Đình.

Hiện Hà Tĩnh có trên 350 hồ đập lớn nhỏ, hầu hết là đập đất, đều được xây dựng và đưa vào khai thác, sữ dụng cách đây 30-40 năm. Cùng với sự tác động của thời tiết, nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, số hồ đập được bố trí vốn để sửa chữa khẩn cấp vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế ở các địa phương. Công tác đảm bảo an toàn hồ đập trong thời gian qua chủ yếu là thủ công, chắp vá do đó một số hồ chứa vừa thi công xong đã bộc lộ bất cập và chưa an toàn.

Nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, việc đẩy nhanh tiến độ duy tu, sửa chữa trước mùa mưa năm nay là rất cấp thiết. Một giải pháp khác là thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các tác nhân xâm hại công trình, đồng thời lên phương án khắc phục sự cố theo phương châm 4 tại chỗ. Bên cạnh đó, là việc cảnh báo, nâng cao năng lực phòng chống lũ cho người dân ở vùng hạ lưu.

Đặng Thùy