Nơi đây nằm giáp ranh với huyện Gia Lâm (TP Hà Nội), cách trung tâm Thủ đô khoảng 25km về phía đông, thôn Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) lâu nay được biết đến là làng tái chế như nhựa, nilon.
|
|
Phế liệu tái chế được xếp ngổn ngang hai bên đường. |
Ghi nhận của phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật trong sáng ngày 15/11, ngay từ cổng vào đã xuất hiện những bao tải, bên trong đựng đầy nhựa tái chế, nilon. Qua tìm hiểu được biết, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe tải, xe ba gác lớn, nhỏ chở những bao tải "đồng nát" ra vào nơi đây.
|
|
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe tải, xe ba gác lớn, nhỏ chở những bao tải đồng nát ra vào nơi đây. |
Các bao tải chứa nhựa tái chế, nilon được chất đống dọc hai bên đường làng. Một số bãi đất trống được người dân tận dụng thành nơi tập kết hàng, hàng chục bao tải chứa nhựa, nilon xếp chồng lên nhau cao hơn 10 mét.
|
|
Những cột khói chưa qua xử lý được xả thẳng trực tiếp ra môi trường. |
Những điểm này trở thành các bãi tập kết nhựa và là nơi làm việc của các công nhân phân loại nhựa, nilon tái chế. Theo phản ánh của người dân trong khu vực, tình trạng ô nhiễm ở đây đã diễn ra trong nhiều năm.
|
|
Khu vực chứa đầy rác thải, bốc mùi hôi thối khiến ai đi qua cũng cảm thấy khó chịu. |
Ngày qua ngày, hàng loạt chất thải chưa qua xử lý từ các hộ dân tái chế nhựa, những cột khói đen nghi ngút, ngột ngạt bởi mùi hóa chất đang “bức tử” môi trường nơi đây.
|
|
Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. |
Ngoài vấn đề môi trường, việc tái chế rác thải nhựa còn đang đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân tại thôn Minh Khai, khi xung quanh nơi đây chứa nhiều các vật liệu dễ cháy, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Qua quan sát, hầu hết những cơ sở đang hoạt động trong làng nghề đều không đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.