Theo đề xuất của Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB), Khu dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Ninh Thuận sẽ lấy lâm phần Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa làm vùng lõi.

Ngoài khu vực VQG Núi Chúa, không gian Khu dự trữ sinh quyển bao gồm cả cộng đồng dân cư, thiết chế văn hóa- xã hội, không gian địa lý của 08 xã ven VQG, có tổng diện tích 7.350 ha.

VQG Núi Chúa có diện tích gần 30.000 ha, gồm phần đất liền 22.513 ha và vùng biển ven bờ liền kề 7.352 ha. Quần thể Núi Chúa có đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.039 m.

VQG Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kon tum, có tuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vững chắc của khối magma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với ba loại đá mẹ đặc trưng là: Andelit, đá Liparit (Riolit) và Granite chiếm chủ yếu ở khu vực này.

Ở ven rìa khối núi là trầm tích đệ Tứ nguồn gốc biển và đầm lầy biển. Trên cơ sở nền đá mẹ này, quá trình phong hoá hình thành đất có các loại đất chính, gồm đất bạc màu trên đá magma acid và cát, đất xám nâu vàng bán khô hạn, đất vàng đỏ trên đá mẹ magma acid, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất cát, đất phù sa và đất mặn đầm lầy.

Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu ven biển miền trung thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn cao trong toàn bộ chế độ mưa-ẩm.

Đây là nơi hội tụ đủ các điều kiện khí hậu, thổ nh­ưỡng, địa hình hình thành nên hệ sinh thái khô hạn đặc trư­ng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả vùng Đông Nam Á.

leftcenterrightdel
Theo đề xuất, lâm phận Vườn quốc gia Núi Chúa sẽ là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển. Ảnh: VQGNC.
leftcenterrightdel
Vườn quốc gia Núi Chúa có phần biển ven bờ rộng 7.352 ha, trải dài trên 40 km bờ biển, địa chất và cảnh quan hùng vĩ, trong đó nhiều khu vực bãi biển là nơi rùa biển chọn làm bãi sinh sản. Ảnh: PVĐ.

Tại VQG Núi Chúa đã ghi nhận 330 loài động vật có xương sống trên cạn với 84 loài thú, 163 loài chim và 83 loài bò sát – lưỡng cư, trong số đó có 46 loài là loài nguy cấp quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới và các phụ lục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Ghi nhận 1.504 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 5 ngành thực vật khác nhau, trong đó có 30 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Thế giới.

leftcenterrightdel
 Voọc chà vá chân nâu tại Vườn quốc gia Núi Chúa, động vật nguy cấp, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN. Ảnh: TL.
leftcenterrightdel
Sả Vằn, một trong những loài động vật đặc hữu tại Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: VQGNC.
leftcenterrightdel
Loài thực vật mới có tên khoa học Newmania cristata Lưu, H.Đ.Trần &Škorničk vừa được phát hiện tại VQG Núi Chúa. Ảnh: TL.
leftcenterrightdel
San hô tại Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: PVĐ.

Khu vực biển, ghi nhận 350 loài san hô trong đó có 307 loài San hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ, trong đó đặc biệt có 46 loài san hô được ghi nhận là phân loại mới tại Việt Nam.

VQG Núi Chúa còn được ghi nhận là nơi có quần thể rùa biển đến sinh sản gồm 3 loài như Đồi mồi (Eret- mochelys imbricata), Rùa xanh (Chelonia mydas), Đồi mồi dứa (Lepidochelys Olivacea).

Nguyễn Huân