leftcenterrightdel
Cột cờ Hà Nội nằm tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP Hà Nội thuộc khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cột cờ Hà Nội được đánh giá là một trong những công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích lịch sử của Hoàng thành Thăng Long.
leftcenterrightdel
Cột Cờ Hà Nội là nơi diễn ra lễ thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954.
leftcenterrightdel
Nhà hát Lớn Hà Nội được khởi công từ năm 1901, hoàn thành vào năm 1911. Sau hơn 100 năm, nơi đây đã trở thành một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô. Đây cũng là nơi hồi còi báo hiệu cho lễ thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954.
leftcenterrightdel
Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long chính là nơi hội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi vào tiếp quản Hà Nội.
leftcenterrightdel
Bắc Bộ phủ là một trong những nơi đầu tiên quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản tại Thủ đô vào ngày 9/10/1954. Tòa nhà Bắc Bộ phủ mang phong cách kiến trúc Pháp cổ điển này được xây dựng vào năm 1918 trên phần đất của chùa Báo Ân xưa. Tòa nhà đã trải hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Hiện nay tòa nhà là Nhà khách Chính phủ tọa lạc ở số 12 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
leftcenterrightdel
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng ta tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9/10/1954.
leftcenterrightdel
Chợ Đồng Xuân là nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đã đi qua để tiến về hội quân tại Thành cổ Hà Nội. Ngày nay, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương tấp nập của các thương lái trong cả nước.
leftcenterrightdel
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài  - Đinh Tiên Hoàng là nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng lịch sử 70 năm về trước để vào tiếp quản Thủ đô.
leftcenterrightdel
Cầu Long Biên đã tồn tại hơn 100 trăm qua và là “chứng nhân lịch sử” cho những cột mốc quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Vào 16 giờ ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên.
Duy Minh