Từ 6h sáng ngày 20/8, lực lượng thanh niên công an huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có mặt tại ruộng sen thuộc thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú (rộng khoảng hơn 20 mẫu) để giúp người dân tại đây thu hoạch sen. 

Thượng úy Nguyễn Phương Thảo, Công an huyện Ứng Hòa chia sẻ: "Trong một lần đi tuần tra, kiểm soát nắm tình hình trên địa bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, chúng tôi mới phát hiện ra cánh đồng sen này đang có rất nhiều hoa nhưng chưa được thu hoạch. Chúng tôi lo hoa có thể bị hỏng, gây thiệt hại về công sức và kinh tế cho người nông dân nên đã chủ động đề xuất phương án thu hoạch, tiêu thụ hoa giúp bà con trong thời kỳ khó khăn này".

Để có thể tìm đầu ra cho hoa sen, cán bộ, chiến sĩ công an huyện Ứng Hòa đã tiến hành đăng các bài viết trên fanpage của huyện và của đoàn thanh niên công an huyện. Nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch, trước khi tham gia hỗ trợ Nhân dân, mỗi cán bộ, chiến sỹ công an huyện Ứng Hòa đều đã được tiêm mũi vắc xin thứ 2 và đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hỗ trợ, các cán bộ, chiến sĩ đều phải rửa tay sát khuẩn và được tập huấn trước khi tham gia hỗ trợ bà con. 

Anh Chu Tiến Mỹ, chủ ruộng sen tại thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội cho biết: "Hiện tại, nhờ sự giúp đỡ của công an huyện Ứng Hòa nên việc thu hoạch sen của chúng tôi tiến hành thuận lợi hơn rất nhiều. Trung bình bây giờ một ngày thu hoạch từ 6 đến 7 nghìn bông. Bên cạnh đó đơn hàng cũng đều hơn, giúp tôi tìm được đầu ra trong thời kì dịch bệnh".

Giá bán mỗi bó hoa (10 bông) trên thị trường khoảng từ 50.000 đến 70.000 đồng nhưng nếu mua tại ruộng thì giá chỉ từ 25.000 đồng mặc dù vốn đầu tư và công bỏ ra rất lớn. Tuy nhiên, nếu không thu hoạch kịp và để hoa hỏng thì thiệt hại của người trồng hoa có thể lên tới cả triệu đồng...

"Song song với việc giúp bà con thu hoạch nông sản, chúng tôi cũng đồng thời thực hiện nhiệm vụ trực chốt để đảm bảo công công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Tuy khá vất vả nhưng đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an huyện Ứng Hòa. Chúng tôi vinh dự vì được thực hiện trách nhiệm đó" - Thượng úy Nguyễn Phương Thảo chia sẻ.

leftcenterrightdel
 Sen được các cán bộ, chiến sĩ công an huyện Ứng Hòa thu hoạch giúp nhân dân từ lúc 5h sáng đến trưa hàng ngày, tùy theo đơn hàng và yêu cầu của thị trường.
leftcenterrightdel
 Từng bông sen được ngắt cẩn thận...
leftcenterrightdel
và vận chuyển từ ruộng lên bờ đảm bảo không bị hư hỏng.
leftcenterrightdel
Từng bó sen được nâng niu trên những đôi vai của các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. 
leftcenterrightdel
 Những cánh hoa bị úa sẽ được loại bỏ đi.
leftcenterrightdel
 Mỗi bó sen trung bình sẽ có 10 bông hoa.
leftcenterrightdel
Bạt ngàn bông trong cánh đồng sen. 
leftcenterrightdel
 Sau khi được bó cẩn thận, hoa sen sẽ được vận chuyển lên các đầu mối đã đặt hàng.
leftcenterrightdel
 Giây phút nghỉ ngơi của các cán bộ, chiến sĩ công an sau khi thu hoạch.
leftcenterrightdel
 Các hoa sen sẽ được xếp cánh để tạo nên nét đặc sắc cho việc trang trí trong nhà hoặc các ngôi chùa.
leftcenterrightdel
 Sen được trồng chủ yếu là sen Quan Âm - Trung Tú, một loại sen nổi tiếng của vùng đất nơi đây.

Chiều 21-8, UBND TP Hà Nội ban hành Công điện số 19/CĐ-UBND tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tại Thủ đô theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới 6 giờ sáng ngày 6-9.

Công điện của UBND TP Hà Nội chỉ rõ, trong 28 ngày thực hiện giãn cách xã hội vừa qua, với tinh thần vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp thành phố và sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng xã hội, nhân dân, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố cơ bản đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, nguy cơ, thách thức đặt ra: Lượng người dân ra đường vẫn đông, nhiều trường hợp đã bị xử lý vi phạm; liên tiếp ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng tại các khu vực có mật độ dân cư đông, địa bàn phức tạp, ngõ ngách đan xen với các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu đang hoạt động tại khu vực. Qua công tác xét nghiệm diện rộng, thành phố bước đầu đã xác định được một số địa bàn và đối tượng nguy cơ rất cao (vùng đỏ và nhóm đỏ), tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ lớn có thể hình thành những ổ dịch phức tạp, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, tại các tỉnh phía Nam dịch bệnh đang lây lan mạnh và sâu trong cộng đồng. Một số tỉnh giáp ranh như Bắc Ninh, Bắc Giang, dịch đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại một số địa bàn.

Trước tình hình trên, căn cứ vào chỉ đạo của Trung ương và thông báo kết luận số 468-TB/TU ngày 19-8-2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, UBND TP Hà Nội yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để phòng, chống dịch theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.

UBND thành phố cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Trung ương và thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội; siết chặt việc cấp và quản lý giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, đảm bảo đúng đối tượng và quy định của thành phố; chịu trách nhiệm trước chính quyền Thành phố và pháp luật trong trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Căn cứ diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động đánh giá tình hình và có thể quyết định các biện pháp cao hơn phù hợp thực tiễn của từng địa phương để kịp thời ngăn chặn, bóc tách nguồn lây trong thời gian ngắn nhất; đồng thời phải đảm bảo việc cung ứng đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Các quận huyện cũng cần siết chặt công tác quản lý phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích… nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9, ngày cuối tuần; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ di biến động của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gồm hoạt động tham gia giao thông, hoạt động của các cơ quan, công sở, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và chỉ được hoạt động trong các khung giờ quy định; tuân thủ việc khai báo bằng mã QR Code, quy định phòng, chống dịch của thành phố; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh việc triển khai các chính sách an sinh xã hội theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21-7-2021 của UBND thành phố và các Nghị quyết của HĐND thành phố để kịp thời hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn; kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ của thành phố tại các địa phương; tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục tạo thuận lợi cho người dân; đề xuất bổ sung kịp thời các chính sách phù hợp đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội.

Công điện đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân rộng các mô hình, lan tỏa các hành động đẹp, nhân văn, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Công an TP xử lý nghiêm các đối tượng đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về công tác chỉ đạo điều hành và tình hình dịch bệnh; tổ chức vận hành hiệu quả Tổng đài 1022 tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị và phản ánh, tư vấn liên quan trong công tác phòng, chống dịch theo khung thời gian 24/7 và chuyển các cơ quan đơn vị kịp thời xử lý.

UBND thành phố cũng yêu cầu chính quyền các cấp, các ngành chủ động phương án tổ chức thực hiện để bảo đảm không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, mất ổn định thị trường, thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, đầu cơ găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, gây hoang mang trong dư luận; đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc biệt các khu vực cách ly, phong tỏa, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc…

 

Lê Viết