Tại buổi Truyền hình trực tuyến với chủ đề Tiêu hóa khỏe - “Chìa khóa” giúp phòng bệnh từ xa do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Sữa chua Vinamilk tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, hệ tiêu hóa khỏe là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể bạn. Hệ tiêu hóa hấp thu những dưỡng chất quý từ thức ăn, chuyển hóa thành các thành phần thiết yếu để nuôi cơ thể cũng như cung cấp nguyên vật liệu xây dựng mô - tế bào và các hệ cơ quan như não bộ, thần kinh, miễn dịch …
Một vai trò quan trọng khác của hệ tiêu hóa chính là đóng góp vào quá trình xây dựng và sản xuất hệ miễn dịch. Nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy, có đến 70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở đường ruột.
|
|
Tiêu hóa khỏe chính là chìa khóa tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh từ xa, giúp bạn đỡ phải thường xuyên thăm khám, làm phiền bác sĩ. |
Hệ vi sinh vật trong đường ruột có sự cân bằng. Khi lợi khuẩn duy trì ở mức ưu thế sẽ ức chế các vi khuẩn gây bệnh từ đó giúp chúng ta phòng chống các bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón….
Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch cơ thể như IgA, IgG góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Trường hợp virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, cơ thể có khả năng chống đỡ tốt, giúp chúng ta không bị mắc hoặc mắc bệnh nhẹ hơn.
“Khi chúng ta ăn uống đầy đủ, hệ tiêu hóa sẽ tiết các enzym giúp hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất này tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch. Ví dụ, protein được phân hủy thành các axit amin thiết yếu để xây dựng tế bào và hệ miễn dịch. Các chất béo như omega-3, omega-6 hay vitamin A, D, C, B6, B9, vi khoáng có trong chế độ ăn như kẽm, sắt, selen, canxi, magie cũng tham gia vào khả năng miễn dịch.”
Vậy nên, hệ tiêu hóa khỏe mạnh mang lại 2 lợi ích: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp phòng tránh các bệnh tiêu hóa và tham gia quá trình sản xuất trực tiếp các yếu tố miễn dịch cơ thể, giúp phòng tránh bệnh.
|
|
Chăm sóc tiêu hóa mỗi ngày rất cần thiết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. |
Để có hệ tiêu hóa khỏe, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh, chế độ ăn rất quan trọng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, cần ăn đủ các nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Cần thực hiện ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bởi mỗi loại thực phẩm có chất dinh dưỡng khác nhau. Khi ăn phối hợp, cơ thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, xây dựng khẩu phần ăn cần bổ sung thêm sữa chua nhằm cung cấp lượng men vi sinh, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển..
|
|
Sữa chua tốt nhất nên ăn đều đặn mỗi ngày từ một đến hai hộp để góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa – miễn dịch, giúp phòng bệnh từ xa. |
Theo đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay
, sữa chua được lên men tự nhiên[TMH1] từ sữa nên giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Sữa chua được lên men từ men vi sinh, điển hình là chủng men Bulgaricus (sữa chua ăn Vinamilk lên men từ 12 triệu men này), khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, từ đó ức chế hại khuẩn gây bệnh, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Sữa chua giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn nên những người ăn sữa chua thường xuyên (ít nhất 1 hộp mỗi ngày) có hiệu suất hấp thụ dưỡng chất cao hơn những người khác.
Ăn sữa chua, nhất là khi ăn đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa - miễn dịch, hỗ trợ tăng đề kháng, giúp bạn đỡ phải thường xuyên thăm viếng, làm phiền bác sĩ.
Vậy ăn sữa chua lúc nào tốt nhất? - Bác sĩ khuyến cáo, nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 1 tiếng để sữa chua phát huy tối ưu hiệu quả. Mỗi người nên ăn một đến hai hộp sữa chua mỗi ngày để có hệ tiêu hóa khỏe, tăng cường đề kháng và hỗ trợ phòng bệnh từ xa.