PGS - TS Ngô Trí Long, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá cả (Bộ Tài chính) đã cho biết như vậy khi PV đặt câu hỏi về sự tréo ngoe về việc tăng giá đồng loạt các ngành hàng chủ lực của nhà nước như điện, xăng, nước.

- Theo báo cáo về Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng được công bố bởi Công ty Nielsen, niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục cải thiện mạnh mẽ trong Quý 4 năm 2014. Với chỉ số đạt được 106 điểm (tăng 4 điểm so với quý 3/2014), Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 9 trong số các quốc gia lạc quan nhất về nền kinh tế trên thế giới. Tất nhiên, đây chỉ là con số cũ và nó được đưa trước khi Nhà nước ta quyết định tăng giá điện, xăng và thuế bảo vệ môi trường.

Tôi cho rằng: Trước tiên, một trong những biện pháp đang được nói đến nhiều nhất là giảm thuế giá trị gia tăng. Biện pháp này sẽ tác động trực tiếp đến túi tiền người dân mỗi khi mua sắm hàng hóa. Hiện tại, mức thuế này ở Việt Nam là 10%. Theo ý kiến của tôi thì con số giảm có thể là 3% hoặc 5%. Điều này ai cũng thấy khi thuế giảm xuống, người dân sẽ có động cơ hơn trong việc tiêu dùng. Biện pháp thứ hai nhằm tăng thu nhập một cách gián tiếp cho các hộ gia đình là hình thức giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Quốc hội Việt Nam đã đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bậc 1. Những người nằm trong nhóm bậc 1 là những người có thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng và họ chiếm khoảng 3/4 tổng số người đang nộp thuế hiện nay tại Việt Nam. Giảm thuế TNCN là một biện pháp kích cầu hoặc dùng chính sách tín dụng với lãi suất tương đối hợp lý để người ta có nhu cầu trong tiêu dùng, mua sắm thì người ta có thể vay, đó cũng là một biện pháp để tháo gỡ đầu ra cho hàng hóa đang tồn kho trên thị trường như hiện nay.

Rõ ràng phương pháp này cũng giúp người dân có thêm thu nhập để tiêu dùng. Giá xăng, điện không tăng, trong khi thuế TNCN giảm sẽ giúp cân bằng việc mua và bán. Đó cũng là vấn đề mấu chốt giúp cân bằng kinh tế và cân bằng xã hội hơn.

* Xin cảm ơn ông về buổi trao đổi này.

 

Theo Người tiêu dùng

.