(BVPL) - Kể từ khi công ty được UBND tỉnh giao quản lý toàn bộ phần diện tích mặt nước khu vực lòng Hồ Núi Cốc đến nay, nhờ biết phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài, công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đã khẳng định hướng đi đúng đắn của mình. 3 năm qua là một chặng đường ghi dấu những nỗ lực, sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao kết hợp đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.
|
Ông Công NguyễnThịnh giám đốc công ty (bên trái ảnh) giới thiệu thành quả đạt được sau 3 năm được quản lý. |
Để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc thực hiện nhiêm vụ chính trị được giao. Phóng viên báo Bảo vệ pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Thịnh, giám đốc công ty. Ông Thịnh cho biết:
Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên giao trực tiếp quản lý 74 công trình thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh trong đó có 32 hồ chứa. Hồ Núi Cốc là một trong những hồ chứa lớn nhất với diện tích lên đến 25 nghìn km2. Ngay từ những ngày đầu được UBND tỉnh giao, ban lãnh đạo công ty đã tổ chức triển khai, xây dựng kế hoạch khai thác các lợi ích tổng hợp từ hồ nhằm tối ưu hóa mục đích và công năng sử dụng, song vẫn phải đảm bảo được cảnh quan, môi trường sinh thái phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.
Trong các nhiệm vụ chính trị được giao, việc sử dụng nguồn nước của hồ Núi Cốc để cung cấp, phục vụ tưới tiêu cho hơn 12 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và hai huyện Phổ Yên, Phú Bình là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện khai thác các lợi ích an sinh xã hội tổng hợp khác, như cung cấp nước sạch cho Nhà máy nước Tích Lương, phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, triển khai và kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để đầu tư dự án xây dựng nhà máy nước Yên Bình tại khu vực hồ Núi Cốc. Theo kế hoạch, nhà máy nước Yên Bình hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2015 sẽ cung cấp nguồn nước sinh hoạt khoảng 30 nghìn m3 nước/1 ngày đêm, tương đương 8 triệu m3/năm. Và giai đoạn tiếp theo từ năm 2020 – 2025, công suất của nhà máy nước Yên Bình sẽ đạt khoảng 150 nghìn m3/năm. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển của công ty, tao động lực phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.
Từ khi công ty được UBND tỉnh giao việc quản lý, bảo vệ và sử dụng toàn bộ phần diện tích mặt nước khu vực lòng hồ Núi Cốc để phát triển sản xuất. Sau 3 năm quản lý, bảo vệ và nuôi trồng thủy sản hiện môi trường, cảnh quan và chất lượng mặt nước của hồ luôn được đảm bảo. Việc tổ chức, nuôi trồng thủy sản trong hồ hiện nay là tận dụng phần mặt nước hồ để chăn, thả một cách tự nhiên, tạo ra nguồn lợi thủy sản phong phú, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương. Từ khi tiếp nhận, hàng năm công ty đã thả từ 10 đến 20 tấn cá giống xuống hồ, nhằm duy trì nguồn lợi thủy sản, môi sinh, môi trường cũng như bảo vệ tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái khu vực hồ Núi Cốc.
Hiện nay, mỗi năm công ty thu hoạch trung bình từ 60 đến 80 tấn cá thịt và các sản phẩm từ nguồn lợi thủy sản khác. Đây là kết quả ban đầu đáng khích lệ, đã đem lại niềm tin cho tập thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên toàn công ty, cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Quan trọng hơn nữa, mà cũng là lợi ích lớn nhất đã được bảo vệ đó là, không còn xảy ra hiện tượng khai thác, đánh bắt một cách trái phép dưới nhiều hình thức như đánh bắt hủy diệt và đánh bắt tận thu bằng phương pháp: Nổ mìn, vó đèn tận diệt, răng lưới điện, cắm cọc… gây mất an toàn cho khách du lịch cũng như làm mất cân bằng hệ sinh thái. Ngoài việc tận dụng mặt nước hồ để nuôi trồng thủy sản, lãnh đạo công ty cũng tìm ra hướng kinh doanh mới nhằm tận dụng năng lượng dư thừa từ dòng chảy, để sử dụng máy phát điện. Hiện công ty đang trực tiếp quản lý và vận hành 2 tổ máy phát điện với công xuất thu được 10 triệu kw/giờ/năm, góp phần tạo thu nhập cho công ty từ 5 - 7 tỷ đồng.
Ông Thịnh cũng cho biết thêm: Mặc dù đã gặp nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Song, hiện nay công ty vẫn còn gặp những khó khăn nhất định trong công tác quản lý, bảo vệ cũng như việc vận hành, điều tiết nguồn nước phục vụ cho lợi ích tổng hợp tại khu vực lòng hồ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân do lịch sử để lại, việc một số các hộ dân hiện nay vẫn thường xuyên hoạt động canh tác, trồng cấy và sinh sống ven hồ dưới cao trình 48,25 thuộc khu vực bán ngập lòng hồ Núi Cốc thuộc các xã Vạn Tho và Lục Ba của huyện Đại Từ, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt đông của công ty hiện nay. Việc bà con tự ý sinh sống, nuôi trồng và sản xuất kịnh doanh như vậy là đang vi phạm “Pháp lệnh về Khai thác, Bảo vệ và Quản lý các công trình thủy lợi” do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đề ra và Quyết định số: 2280/QĐ-UBND do chủ tịch UBND tỉnh Phạm Xuân Đương đã ký nêu rất rõ: …Mọi hành vi xây dựng, khai thác và thực hiện phát triển kinh tế khác, dưới cao trình 48,25 là vi phạm pháp luật…”
Để giảm thiểu những thiệt hại về của cải, vật chất cũng như đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con nhân dân nơi đây. Ban lãnh đạo công ty cũng khuyến cáo bà con nhân dân cùng chính quyền địa phương sở tại, cần có những biện pháp tuyên truyền, vận động cho bà con không nên tận dụng, sử dụng trái phép vùng bán ngập (dưới cao trình 48,25) thuộc công ty đang quản lý để nuôi trồng, sản xuất cũng như sinh sống ven khu vực lòng hồ. Bên cạnh đó, công ty cũng đề nghị các cấp, ban ngành của tỉnh thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với chính quyền địa phương, nhằm tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện đúng chủ chương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Mặt khác, công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lơi cũng đề nghi, UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các Bộ, ban, ngành Trung ương cần quan tâm hơn nữa, tạo nguồn vốn cho đơn vị, cũng như Chi cục Phát triển Nông thôn để triển khai, thực hiện Dự án thu dân, vén dân và hỗ trợ cho bà con sớm được di rời để ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất.
P/V: xin cám ơn ông!
Thực hiện: Thế Hùng – Trọng Tài