Kinh tế suy thoái nhưng tại sao những người nghèo Việt Nam lại vẫn chấp nhận giơ cổ ra cho các công ty chém?


Cái bẫy theo ông Phong phân tích nằm ở 2 góc độ: Thứ nhất, nó nằm ở khả năng thanh toán của người vay cũng như những tính toán về khả năng trả nợ. Khi tư vấn khách hàng, các nhân viên của công ty tài chính thường không hướng dẫn kỹ cho khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng cũng như các ràng buộc.

“Người dân không thạo cách chia nhỏ lãi suất của các công ty tài chính. Nhiều khi, lúc mời chào, họ tính toán cho người dân, đưa ra 1 con số như vậy nhưng thực chất lại không phải như thế. Nếu tính theo tháng thì tưởng là thấp nhưng khi cộng vào cả năm mới thấy khủng khiếp” – ông Phong chia sẻ.

Như trường hợp chị C.K.Diễm ở trên, dù thực nhận 12 triệu đồng nhưng số nợ vay theo hợp đồng lên đến 12,929 triệu đồng, do công ty cộng cả số tiền bảo hiểm vào tổng số tiền vay. Theo cách tính của công ty PPF, mỗi tháng chị phải trả 1,359 triệu đồng, thời gian vay 15 tháng, tính ra tổng số tiền chị phải trả lên đến 20,385 triệu đồng!

Thứ hai, rủi ro đến từ sự biến đổi về lãi suất sau một thời gian ân hạn hoặc trong những điều khoản khi xảy ra tranh chấp. “Chắc chắn những câu chữ, điều khoản sau thời gian ân hạn người dân cần phải chú ý. Vì thường họ ít khi thực hiện việc khuyến mại kéo dài tới cuối đời dự án cho vay, thường chỉ diễn ra trong vòng 3 tháng đầu hoặc 1 năm đầu mà thôi, nên người dân cần lưu ý những chữ như “lãi suất sau thời gian ân hạn sẽ tính theo lãi suất thị trường”, đó là câu bẫy, là cơ sở để công ty tài chính ép người dân nhiều hơn. Lúc đó mới bộc lộ khoản vay khủng” – ông Phong nhắc nhở.

Vì vậy, chuyên gia khuyên: “Người dân phải cẩn thận, hỏi kỹ bên cho vay: “Tóm lại 1 năm số tiền lãi phải trả là bao nhiêu, thay vì cách tính hấp dẫn của các công ty tài chính. Đồng thời, kiểm tra chéo với lãi suất của ngân hàng để dễ phát hiện hơn” – ông Phong nói.
 

Theo Trí Thức Trẻ

.