(BVPL) - Hiến nhiều kế sách giảm nợ xấu, giúp nhà băng và doanh nghiệp tìm được nhau, nhưng theo Trưởng ban Nội chính Trung ương - Nguyễn Bá Thanh, "kỷ luật" mới là vấn đề lớn nhất của ngành ngân hàng hiện nay.

 


Theo phân tích của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc xem xét giảm lãi suất cho vay phụ thuộc vào tình hình kiềm chế lạm phát cũng như việc hạ lãi suất huy động. Khả năng hạ lãi suất của các ngân hàng tối đa chỉ có thể ở xuống thêm 1% chứ không phải 1 - 2% một lần như năm trước. Tuy nhiên, cơ quan này đang đề nghị các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay xuống dưới 13%, đồng thời tích cực gặp gỡ, trao đổi để tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp.

"Phần lớn các doanh nghiệp đều quá trông chờ vào nguồn vốn của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp chỉ đi vay một phần ba trên tổng nguồn vốn thì dù lãi suất lên đến 25% đảm bảo doanh nghiệp vẫn giàu, vẫn có lãi. Thực tế là cùng với việc tích lũy vốn kém, nhiều doanh nghiệp vay đến hai phần ba, thậm chí toàn bộ số vốn thì chỉ có khả năng duy trì được sản xuất nhưng không tạo ra được hiệu quả giá trị gia tăng, kinh doanh chỉ đủ trả lãi ngân hàng", Thống đốc Bình nói.

Đồng quan điểm với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thường xuyên tổ chức gặp gỡ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ông Nguyễn Bá Thanh nói: "Doanh nghiệp và ngân hàng trong lúc khó khăn cần phải ngồi lại với nhau để bàn bạc tìm cách tháo gỡ. Nhưng phải chú ý là tháo gỡ khó khăn, giảm nợ ra sao, miễn nợ thế nào. Chứ không phải một buổi phổ biến kiến thức về ngân hàng, thế nào là nợ xấu... Như thế không giải quyết được vấn đề".
 

Theo VnExpress

.