Hàng loạt phi công VNA xin nghỉ việc: Vi phạm pháp luật?
Cập nhật lúc 16:28, Thứ tư, 14/01/2015 (GMT+7)
Việc hàng loạt phi công VNA xin nghỉ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lãn công tập thể, uy hiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế của quốc gia. (lãn công tập thể, Vietnam Airlines, hành lang pháp lý, phi công, phi công xin nghỉ việc)
Việc hàng loạt phi công VNA xin nghỉ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lãn công tập thể, uy hiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế của quốc gia.
Về việc Bộ GTVT bác đơn xin nghỉ việc của phi công VNA, ông Thanh lý giải: “Bây giờ chúng ta thấy rằng Nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, của người lao động. Trong trường hợp bất thường này uy hiếp an ninh kinh tế, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Thứ hai, VNA được xác định là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh do Thủ tướng phê duyệt, nó có dấu hiệu bất thường phá vỡ cả kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì rõ ràng theo pháp luật, cơ quan quản lý có thể áp dụng biện pháp an ninh khẩn cấp để chấn chỉnh bảo vệ quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp và của quốc gia".
Tin tức trên báo Tiền phong cho biết thêm, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh khẳng định, việc ngăn không cho phi công Hãng Hàng không quốc gia VNA chuyển việc chỉ là tạm thời.
Về các biện pháp lâu dài, ông Thanh cho biết, sẽ thực hiện biện pháp ổn định tư tưởng chính trị cho phi công; triển khai các biện pháp đảm bảo quyền lợi, tăng thu nhập cho phi công; ổn định sản xuất kinh doanh; đào tạo huấn luyện phi công và ban hành cơ chế quản lý.
Ông Thanh cho biết, sẽ soạn thảo các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng lao động trong ngành hàng không. “Lấy ví dụ như cầu thủ bóng đá, phải dùng cơ chế công khai minh bạch chứ không thể dùng mãi biện pháp hành chính”, ông Thanh nói.
Dự kiến đến cuối tháng 7/2015 sẽ hoàn thành hệ thống văn bản pháp luật dưới Luật để xử lý tình huống này.
Theo ĐSPL
.