Có công lớn trong việc bắt giữ điệp viên Trung Quốc Su Bin là Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI). Sau nhiều năm theo dõi, cũng chính FBI đã chỉ tên điểm mặt những hacker mũ đen Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm. Hôm 7/8/2016, các quan chức FBI khẳng định rằng góp công lớn trong việc điều tra tìm ra thủ phạm chính là nhờ thủ pháp quét võng mạc của đối tượng bằng máy móc rất hiện đại.

 

 

Thủ pháp quét võng mạc của FBI

 

Theo giới chức an ninh Mỹ, từ năm 2015, FBI đã có nhiều chiến công trong việc phát hiện ra một số điệp viên Trung Quốc đội lốt doanh nhân hoạt động công khai tại Mỹ và lôi ra ánh sáng những hacker mũ đen Trung Quốc, một phần là nhờ FBI đã thử nghiệm thành công thủ pháp quét võng mạc để truy tìm ra tội phạm. Trang công nghệ The Verge ngày 13/7/2016 tiết lộ rằng FBI đã thử nghiệm thu thập gần 430.000 lượt quét võng mạc trong ba năm qua. FBI được cho là đã bắt đầu kế hoạch quét võng mạc từ năm 2013 để phát triển một cơ sở dữ liệu, và chỉ mới thử nghiệm, nên không có sự giám sát hay đưa ra tranh luận công khai.

 

Tổ chức giám sát nhân quyền Privacy International nhận định: “Có một mối quan ngại rằng dữ liệu võng mạc của hàng trăm ngàn người được thêm vào cơ sở dữ liệu sinh trắc học mà không được đưa ra tranh luận công khai, tuy đạt kết quả tốt trong việc trợ giúp FBI nhanh chóng và chính xác tìm ra thủ phạm, nhưng sợ sẽ tạo ra tiền lệ không tốt, mở đường cho các biện pháp khác chưa phù hợp với tiêu chuẩn của một số tổ chức nhân quyền quốc tế”.

 

Theo giới báo chí, FBI đã hợp tác với các cơ quan chức năng tại Texas, Missouri và California để tiến hành dự án từ tháng 9/2013. Dữ liệu võng mạc từ những người bị bắt đã được quét trong vòng chưa đầy một giây. Theo dữ liệu của The Verge, từ đầu năm 2016 đến nay, trung bình FBI thu thập khoảng 189 lượt quét võng mạc mỗi ngày tại California. Trang mạng của FBI cho biết cơ quan này tiến hành chương trình để “đánh giá công nghệ, giải quyết những thách thức quan trọng và phát triển một hệ thống có khả năng tiến hành dịch vụ nhận dạng võng mạc”.

 

FBI tranh luận rằng những công nghệ như quét võng mạc là cần thiết để theo dõi tội phạm và nhanh chóng bắt giữ những kẻ vi phạm hoặc những người tình nghi đang cố gắng che giấu nhân dạng. Vì thế, nó sẽ là trợ thủ rất đắc lực cho FBI trong việc nhanh chóng tìm ra kẻ phạm tội. Vậy nên, việc quét võng mạc rất cần được khuyến khích sử dụng tại các cơ quan an ninh của Mỹ.

 

FDIC là cơ quan quản lý ngân hàng quan trọng của chính phủ Mỹ, nắm giữ dữ liệu mật về các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Vì tính chất quan trọng như thế, nên Quốc hội đã triệu tập ông Gruenberg ra điều trần trước về vấn đề nhạy cảm này trong ngày 14/7/2016, và ông đã thú nhận tất cả sơ suất của mình. Riêng Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, khi nghe tin FBI cáo buộc những hacker mũ đen Trung Quốc đã bẻ khóa xâm nhập trái phép một số cơ quan an ninh của Mỹ, đã không bình luận gì về scandal này.

 

Theo NTD

.